Cách chữa suy thận nên áp dụng mỗi ngày

Bệnh thận là căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Người mắc bệnh thận không chỉ phải chịu nỗi đau về thể xác mà còn ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc.

1. Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng thận suy giảm chức năng, giảm chức năng lọc các chất dinh dưỡng, tích tụ lại nhiều chất có hại lẫn trong máu và nước tiểu, giảm hoặc mất khả năng kiểm soát và cân bằng muối và nước và cuối cùng là mất khả năng điều hòa huyết áp.

Triệu chứng bệnh suy thận là làm tăng ure trong máu và gây ra nhiều rối loạn về sinh hóa khác nhau. Bệnh suy thận được chia thành hai thể chính là suy thận cấp tính và suy thận mãn tính.

  • Suy thận cấp tính: triệu chứng của bệnh sỏi thận được gọi là suy thận cấp tính, chấn thương ở thận, giảm lượng máu cung cấp cho cơ thể, chức năng của thận cũng có thể được phục hồi như cũ nếu được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị đúng cách.
  • Suy thận mãn tính: bệnh này xuất hiện ở những người huyết áp cao, tiểu đường lâu năm, viêm sưng tuyến tiền liệt lâu ngày hay dùng thuốc giảm đau quá nhiều… sẽ dẫn đến chức năng thận bị giảm và mất dần. Nếu không chữa suy thận cấp tính kịp thời thì bệnh sẽ chuyển thành suy thận mãn tính.

2. Cách chữa suy thận hiệu quả

Chăm sóc trong sử dụng thuốc.

Bệnh nhân suy thận trong thời gian nằm viện hàng ngày đều có sự giám sát, đốc thúc của các y bác sỹ, y tá nên uống thuốc rất đều đặn, trong thời gian nằm viện, bệnh tình ổn định khá tốt. Nhưng một số ít bệnh nhân sau khi xuất viện không thể kiên trì uống thuốc, tự ý bớt thuốc hoặc bỏ một số loại thuốc, đó chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh tái phát. Vì vậy bệnh nhân suy thận sau khi xuất viện cần phải uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc trong ăn uống .

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Để bảo vệ chức năng thận, bệnh nhân suy thận trong ăn uống hàng ngày nên chú ý bớt muối, ăn thanh đạm, ăn thực phẩm ít cholesterol, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Do chức năng chính của thận là thông qua nước tiểu sẽ bài thải những chất thải ra khỏi cơ thể, thành phần của nước tiểu có gì bất thường sẽ thấy rõ, nếu trong nước tiểu có nhiều bọt, cơ thể mệt mỏi, có thể bị buồn nôn, mí mắt bị sưng phù, chân phù nề, tăng huyết áp, đường huyết, nếu có những triệu chứng này cần phải đi xét nghiệm kiểm tra nước tiểu. Chỉ cần được chữa suy thận sớm thì có thể giảm thiểu tổn thương đối với cơ thể, khống chế hiệu quả, giảm thiểu biến chứng, làm chậm quá trình phát triển thành suy thận mãn tính.

Chăm sóc tâm lý.

Bệnh thận là căn bệnh kéo dài, hơn nữa trong quá trình bị bệnh thường dễ bị cảm cúm, truyền nhiễm, mệt mỏi… những yếu tố đó là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát. Vì thế bệnh nhân mắc bệnh thận thường sẽ căng thẳng, lo lắng, hoang mang. Nếu lâu ngày phải chịu áp lực tâm lí như thế sẽ khiến bệnh thành ác tính và tái phát. Do đó người nhà cần tạo tâm lí thoải mái, vui vẻ cho bệnh nhân để sớm hồi phục.

Như vậy, ngoài việc chữa suy thận kịp thời, chế độ sống, ăn uống khoa học thì tâm lí người bệnh cũng rất quan trọng quyết định việc bệnh có tiến triển nhanh hay tái phát lại nhanh. Do đó, người bệnh cần nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.