Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng giúp bé tăng cân

Việc thiếu kiến thức trong chế độ dinh dưỡng ở trẻ cũng như cách nuôi dạy con đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Vậy đến bây giờ các ông bố bà mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng chưa? Nếu chưa hãy khám phá ngay những cách thức, các thực phẩm cần thiết đối với trẻ suy dinh dưỡng nhé!

1. Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng có ảnh hưởng gì?

Suy dinh dưỡng đang khiến các bé trở nên chậm chạp trong các hoạt động sinh hoạt bình thường, trí não của trẻ cũng trở nên kém hơn, các phản xạ cũng rất chậm, thiếu linh hoạt.

Nguy cơ mắc bệnh: Với trẻ suy dinh dưỡng khả năng sức đề kháng đang suy yếu dần  dẫn đến các bệnh nhiễm trùng cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé như đường hô hấp, tiêu hóa,.. Khiến bé đã gầy còn gầy thêm, sức khỏe ngày một tệ đi.

Thể chất kém phát triển: Cả chiều cao lẫn cân nặng của bé cũng chậm phát triển so với cân nặng tiêu chuẩn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của đứa bé, vóc dáng khi trưởng thành trông rất còi cọc, thiếu sức sống.

Suy dinh dướng đang khiến các bé trở nên chậm chạp trong các hoạt động sinh hoạt bình thường

2. Chăm sóc giúp bé tăng cân nhanh.

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để trẻ có thể cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ngày một nặng đi này.

Môi trường: Phòng của bé đòi hỏi phải thoáng mát, sạch sẽ, gây thích thú thị giác, tạo cảm giác thoải mái, thú vị trong căn phòng. Thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ cho bé.

Tẩy giun: Trẻ nhỏ rất thích đùa nghịch, bất kể đồ vật nào cũng có thể cầm nắm. Thậm chí có lúc bé nghịch đất cát nhưng chưa rửa tay vẫn hồn nhiên cho tay vào miệng mình. Những tình huống đấy người lớn không thể kiểm soát nổi. Vì thế bé rất dễ mắc các bệnh giun sán gây hại cho đường tiêu hóa hay khiến cho bé không thể phát triển toàn diện một cách tối đa nhất. Thế nên hãy cho bé tẩy giun theo định kì, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ đúng liều lượng, đúng thời điểm.

Tiêm chủng: Ở độ tuổi của các bé là thời điểm sức đề kháng yếu, không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Vì thế hãy nắm rõ lịch tiêm chủng để phòng ngừa cho bé chống lại các bệnh lây truyền, khỏe mạnh hơn nữa.

Nên tiêm chủng cho các bé đầy đủ

Tập thói quen tập thể dục cho bé: mỗi ngày hãy bên cạnh bé nhiều hơn khuyến khích việc luyện tập nhẹ nhàng, tăng khả năng chuyển động của cơ thể hơn, nhằm giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất có thể. Điều này sẽ làm tăng hệ thống miễn dịch của bé, tăng trưởng chiều cao, kích thích bé thèm ăn, ngon miệng hơn khi ăn.

3. Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng giúp bé tăng cân nhanh chóng.

Các bữa chính: cho bé ăn thực phẩm ngon, bổ dưỡng, đảm bảo nguồn gốc. Với những thức ăn đã để nguội quá 3 tiếng cần hâm nóng lại rồi mới cho bé ăn được.

Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, cần phải đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đối với những bé có tình trạng bệnh còi xương suy dinh dưỡng nặng thì cần phải cho bé ăn bất kể lúc nào bé đói, thậm chí là lúc nửa đêm.

Hãy chú ý từng bữa ăn của trẻ, nếu như trẻ thích thú thì cứ tiếp tục công thức nấu ăn như vậy. Nếu như trẻ nhăn mặt khó chịu lúc ăn thì rất có thể bạn phải xem lại nêm nếm món ăn cũng như thay đổi khẩu vị của bé.

Mỗi bát ăn của bé thêm 2 muỗng dầu ăn để bổ sung chất béo cho trẻ.

Thường xuyên đa dạng món tạo cảm giác hứng thú, tò mò giúp trẻ có thể ngon miệng hơn trong từng bữa ăn.

Bố mẹ nên đa dạng món ăn cho các bé để con hứng thú hơn trong việc ăn uống

Tuyệt đối không ép bé ăn: bạn đừng bao giờ nghĩ răng việc ép bé ăn thì có thể hoàn thành xong nhiệm vụ, điều này chỉ khiến bé không có cảm giác ngon miệng, luôn có ý định chống đối lại. Bạn cần bình tĩnh xem xét hơn nhìn nhận khẩu vị của bé, xem thực phẩm này như thế nào, chế biến ra sao để bé có thể dễ ăn hơn. Tạo không khí cho bữa ăn, luôn có cách khiến bé tập trung vào bữa ăn.

Trên đây là cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng để các bậc làm cha làm mẹ chăm sóc bé yêu của mình đúng cách hơn. Hãy cố gắng để bé của bạn có thể phát triển bản thân một cách đầy đủ và toàn diện nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *