Những biểu hiện giúp bạn nhận biết đã đến thủy đậu giai đoạn cuối

Sau khi đã mắc bệnh thủy đậu, bạn sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh này. Có nghĩa là bạn sẽ không bị mắc bệnh thủy đậu lần 2 (trừ trường hợp bị suy giảm miễn dịch).

Thủy đậu giai đoạn cuối có biểu hiện gì?

Thủy đậu trải qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu gồm: ủ bệnh, khởi phát.
  • Giai đoạn cuối là giai đoạn toàn phát và hồi phục.

Biểu hiện của các giai đoạn thủy đậu:

  • Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh.

Từ khi nhiễm virus đến khi biểu hiện triệu chứng đầu tiên, thường kéo dài 2 tuần. Thường ở giai đoạn này sẽ không có triệu chứng nào.

  • Thủy đậu giai đoạn khởi phát.

Bệnh thủy đậu bắt đầu tương tự như các sốt virus khác, gồm có: sốt, viêm họng, chán ăn, nhức đầu. Giai đoạn này thường kéo dài 2 ngày.

  • Thủy đậu giai đoạn toàn phát.

Đây là giai đoạn có những biểu hiện rõ nhất của thủy đậu. Biểu hiện bằng các nốt thủy đậu lan ra khắp cơ thể. Ban đầu là từ mặt, bụng sau đó lan ra toàn thân từ miệng, chân tay đến bộ phận sinh dục. Những nốt thủy đậu có màu hồng sau đó chuyển qua màu trắng đục, bên trong có nước. Các nốt này gây ngứa ngáy khó chịu trên da. Nếu như bạn chẳng may gãi nó làm nó vỡ nước bên trong ra thì sẽ bị lây ra những vùng khác và người tiếp xúc phải với chúng cũng có nguy cơ cao bị thủy đậu.

Dấu hiệu để bạn phân biệt thủy đậu với các bệnh khác đó là nhìn trên cùng một vùng da sẽ thấy các nốt thủy đậu đang ở các giai đoạn khác nhau của bệnh. Từ giai đoạn bắt đầu đến khi những nốt này khô rộp lại.

Thủy đậu giai đoạn cuối thường kéo dài từ 5 – 10 ngày. Nhưng đây là giai đoạn quan trọng nhất khi bị thủy đậu. Nếu không có chế độ chăm sóc, điều trị đúng đắn sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Thậm chí có thể gây tử vong. Bạn chỉ có thể chắc rằng mình đã khỏi bệnh khi các nốt ban ngứa đã đóng vảy, khô lại và không còn chứa dịch mủ bên trong.

Khi đến thủy đậu giai đoạn cuối bạn nên ăn gì?

Khi đến thủy đậu giai đoạn cuối bạn nên ăn gì?

Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh rất biếng ăn và khó hấp thu bởi các nốt thủy đậu có thể mọc trong miệng. Chính vì vậy hãy cho bệnh nhân ăn những món thức ăn loãng hoặc nửa loãng như cháo, canh, súp. Món cháo bổ dưỡng nhất cho người thủy đậu là cháo đậu đỏ, đậu xanh. Bạn cũng nên bổ sung thật nhiều nước vì trong khi sốt cơ thể rất cần nước. Bổ sung thêm các loại vitamin đặc biệt là vitamin C sẽ giúp nâng cao đề kháng của cơ thể.

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh nên tắm rửa thường xuyên để cơ thể sạch sẽ và bớt dịch nhờn tiết trên da. Quần áo cũng nên thay thường xuyên hơn, giặt và phơi kỹ dưới ánh nắng mặt trời.

Không nên làm gì khi bị thủy đậu giai đoạn cuối?

Không nên làm gì khi bị thủy đậu giai đoạn cuối?
  • Nhiều người nghĩ bệnh uống sữa sẽ tốt nhưng với người bị thủy đậu thì không. Sữa uống và các thức ăn làm từ sữa như phô mai sẽ khiến da càng bị nhờn gây ngứa ngáy thêm.
  • Tuyệt đối không ăn các thức ăn cay và nóng.
  • Không được dùng thuốc kháng sinh aspirin để hạ sốt hoặc giảm đau trong bệnh thủy đậu, nhất là khi bệnh thủy đậu xảy ra ở trẻ em vì có thể gây ra hội chứng Reye rất nguy hiểm.
  • Có thể dùng các loại kem chống ngứa bôi lên các nốt phát ban nhưng không được bôi lên mặt, đặc biệt là vùng gần mắt.

Sau khi khỏi bệnh, virus Varicella Zoster vẫn tồn tại ở các tế bào thần kinh. Khi các virus này hoạt động trở lại, có thể gây bệnh Zona ở người lớn. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *