Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa bệnh sởi và thủy đậu

Bệnh sởi và thủy đậu có nhiều điểm tương đồng nên bệnh nhân hay bị nhầm lẫn. Cần phân biệt rõ 2 bệnh này để có hướng điều trị thích hợp.

Sở và thủy đậu có một vài điểm tương đồng nhưng virus gây bệnh lại hoàn toàn khác nhau nên nếu để ý kỹ có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt thông qua các triệu chứng. Cả sởi và thủy đậu đều khiến bệnh nhân phát ban nhưng tỷ lệ do sởi nhiều hơn thủy đậu. Ngoài ra, người mắc sởi thường sốt cao hơn so với người bị thủy đậu.

Virus gây ra bệnh thủy đậu là varicella zoster trong khi virus gây bệnh sởi là measles virus. Cả 2 đều là bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua ho, hắt hơi, tiếp xúc gần gũi. Thêm nữa, thủy đậu có thể lây do tiếp xúc ngoài da còn sởi lây qua chất dịch nhầy ở mũi và cổ họng.

1. Triệu chứng ban đầu

Người bị sởi sốt cao hơn bị thủy đậu

Những người được tiêm vacxin phòng bệnh đều có rất ít khả năng bị lại 2 bệnh này. Tuy nhiên, người tiêm phòng sởi rất khó để mắc sởi còn người tiêm phòng thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh lại nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Từ 1 – 2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân người mắc sởi mới có triệu chứng đầu tiên còn ở người bị thủy đậu thì sau khoảng 10 ngày tới 3 tuần. Ở giai đoạn đầu, cả 2 loại virus đều gây sốt, sổ mũi và ho. Người bị sởi thường bị đau cổ họng và phát ban các mụn trắng bên trong má. Người bị thủy đậu có xu hướng đau đầu hoặc đau dạ dày.

Sốt

Từ 2 – 3 ngày sau khi phát bệnh, người bị sởi sốt cao lên tới 40 độ. Trong khi đó, người bị thủy đậu hiếm khi sốt quá cao chỉ khoảng từ 38 – 39 độ C.

Phát ban

Cả người bị sởi và thủy đậu đều có nốt phát ban

Người bị thủy đậu sẽ sốt nhẹ trước rồi các mụn mới xuất hiện và nhiều dần. Người bị sởi lại có xu hướng vừa phát ban vừa sốt cao. Cả 2 đều khiến bệnh nhân phát ban ngoài da trong 3 – 5 ngày, kéo dài thêm 1 tuần sau đó bắt đầu lành lặn.

Thêm một sự khác biệt nữa giữa người bị bệnh sởi và thủy đậu: mụn thủy đậu là mụn nước, mọc thành từng nhóm nhưng mụn tách rời nhau, sau chúng vỡ ra thành các vết loét. Còn mụn của bệnh sởi lại không có chất lỏng, mọc gần nhau tạo thành các mảng lớn trên cơ thể.

Bị thủy đậu rất ngứa khiến người bệnh chỉ muốn gãi đến mức trầy xước da. Điều này có nghĩa người bị thủy đậu dễ để lại sẹo nhiều hơn người bị sởi. Nếu bị biến chứng thì nốt thủy đậu có màu trắng đục.

2. Thời gian bị bệnh

Một vài ngày trước khi phát ban, người bị thủy đậu có cảm giác khó chịu ở dạ dày, hơi ngứa nhưng ít sốt. Thời gian này người bị sởi lại sốt cao, mệt mỏi, ho, chảy nước mắt nước mũi. Cả 2 bệnh đều kéo dài từ 10 ngày tới 2 tuần nhưng người bị sởi lại có cảm giác như mình bệnh lâu hơn người bị thủy đậu.

Điều trị và biến chứng

Nếu không điều trị đúng cách, người bị thủy đậu dễ để lại sẹo rỗ

Việc phân biệt được chính xác bệnh sởi và thủy đậu rất quan trọng. Bởi vì, hiện nay vẫn chưa có thuốc để điều trị sởi trong khi đó thuốc trị thủy đậu giúp giảm các triệu chứng rất tốt nếu phát hiện sớm.

Aspirin và ibuprofen có thể giảm triệu chứng sốt ban đầu của sởi nhưng lại gây nguy hiểm cho người bị bệnh thủy đậu nhất là người mang bầu bị thủy đậu. Aspirin gây ra hội chứng Reye: rối loạn thần kinh, buồn nôn,  kích động, mấy ý thức,… Nếu phát hiện bệnh nhân có các biểu hiện này cần đưa tới cơ sở y tế cấp cứu gấp. Còn ibuprofen rất nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát như viêm phổi

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *