Nên làm gì khi hạ đường huyết liên tục?

Hạ đường huyết rất nguy hiểm và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hạ đường huyết liên tục lại càng là điều đáng lo ngại. Vậy nên làm gì khi hạ đường huyết liên tục?

Trong máu có đường glucose được đưa đến mọi tế bào trong cơ thể, nuôi dưỡng và bảo đảm sự sống bình thường cho con người.

Có thể nói glucose là nhiên liệu cực kì quan trọng, là nguồn năng lượng dồi dào của cơ thể đồng thời cũng như của tổ chức não và hệ thần kinh. Khi lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến các cơ quan chức năng cũng như các hoạt động của con người.

Hạ đường huyết liên tục, nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hạ đường huyết trong đó nguyên nhân chủ yếu hạ đường huyết là do bệnh đái tháo đường. Việc điều tiết mức độ đường huyết một cách hài hòa, hợp lí thường do 2 loại hormone glucagon và insulin do tuyến tụy sản sinh ra. Glucagon làm tăng hàm lượng glucose còn insulin thì ngược lại là làm giảm.

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, do cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc đáp ứng không tốt với insulin nên làm lượng glucose trong máu giảm đi.

Ngoài ra, nguyên nhân hạ đường huyết còn do:

  • Dùng insulin quá liều.
  • Lùi giờ ăn hoặc giảm khẩu phần ăn.
  • Làm việc quá sức.
  • Uống quá nhiều rượu sẽ ngăn cản quá trình tái tạo đường.
  • Dùng thuốc quá liều hoặc do thuốc có tác dụng độc với gan.

Trước khi tìm hiểu các phương pháp điều trị, bạn nên hiểu rõ những triệu chứng dấu diệu khi hạ đường huyết để bị không nhầm lẫn với bệnh khác. Bệnh nhân hạ đường huyết thường đột ngột thấy mệt mỏi không lí giải được nguyên nhân, có cảm giác đau đầu, chóng mặt, lo âu, cảm thấy chân tay yếu ớt, nặng nề.

Nên làm gì khi hạ đường huyết liên tục?

Ngoài việc thường xuyên giám sát lượng đường trong máu thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng.  

Khẩu phần ăn uống hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Một món ăn chứa từ 15 – 20gr carbohydrate sẽ khắc phục được việc lượng đường trong máu giảm đột ngột. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, nên tiêu thụ từ  45 – 60gr carbohydrate trong một bữa ăn. Ngoài bữa ăn hằng ngày thì bạn nên ăn vặt, ăn trước khi đi ngủ hoặc tập thể dục.

Dinh dưỡng hằng ngày rất quan trọng trong kiểm soát lượng đường huyết.

Chú ý luôn mang theo trong người đường hoặc các sản phẩm ăn liền bổ sung đường như socola, bánh, kẹo, sữa, nước ngọt để khi xảy ra tình trạng hạ đường huyết thì dùng ngay.

Nếu bị hạ đường huyết do mắc bệnh tiểu đường cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc. Nên xây dựng một chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và hợp lí.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và giải pháp xử lí cho chứng hạ đường huyết liên tục. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm những kiến thức để chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình và người thân bị hạ đường huyết.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *