Có nên xông tỏi chữa đau mắt đỏ?

Xông tỏi chữa đau mắt đỏ, xông lá trầu, đắp nha đam… là những biện pháp truyền miệng trong dân gian được tin tưởng có khả năng làm chấm dứt bệnh đau mắt đỏ một cách hiệu quả. Sự thật có phải như vậy, liệu những phương pháp này có tác dụng hay chỉ làm bệnh nặng thêm?

Đau mắt đỏ là chứng bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan qua các tiếp xúc, đặc biệt tại môi trường đòi hỏi sự tiếp xúc gần và thường xuyên… Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chấm dứt sau 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ biến chứng nặng thành thành viêm, loét giác mạc dẫn đến khó điều trị hơn. Xông tỏi chữa đau mắt đỏ cũng là một cách chữa bệnh được nhiều người áp dụng vì tin rằng những chất có trong tỏi sẽ giúp tình trạng đau mắt đỏ được cải thiện nhanh chóng. Nhưng thật chất liệu pháp này có tác dụng hay còn mang đến những tác hại khôn lường khác? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Có nên xông tỏi chữa đau mắt đỏ?

Phương pháp dân gian xông tỏi chữa đau mắt đỏ tuy có làm người bệnh dễ chịu đôi chút nhưng không hề làm bệnh mau hết, chưa kể một số bệnh nhân xông tỏi có thể gây bỏng mắt, xuất huyết dưới kết mạc, trợt giác mạc và sưng nề hơn sau khi xông.  Vì vậy, không nên áp dụng phương pháp này để điều trị bệnh mà cần đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tuy một vài bệnh nhân có triệu chứng như sốt kèm đau mắt đỏ, sưng hạch, đau họng, ho húng hắng… nhưng đó là những triệu chứng xâm nhập của virus vào cơ thể, do vậy không cần dùng kháng sinh nhưng sức khỏe vẫn có thể tự hồi phục.

Làm thế nào để chứng đau mắt đỏ mau hết?

Để nhanh hết đau mắt đỏ, người bệnh có thể xử trí bằng một số biện pháp sau:

  • Lau rửa dử mắt, ghèn ít nhất 2 lần/ngày bằng gạc y tế ẩm hoặc bông (lau xong vứt đi, không được dùng lại). Chú ý rửa tay thật sạch bằng dung dịch sát khuẩn trước khi vệ sinh mắt.
  • Đeo kính mát cho mắt để tránh bụi bẩn, nhất là khi ra ngoài đường.
  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng chung thuốc nhỏ của người khác, không tùy tiện đắp các loại lá, bột lên mắt. Trong trường hợp chỉ bị ở một bên mắt, bạn cũng phải sử dụng riêng 2 lọ thuốc nhỏ mắt cho hai bên để tránh tình trạng vi khuẩn từ mắt này lây sang mắt còn lại.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây lan bệnh.

Trong trường hợp bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt sau vài ngày, nên đến các bệnh viện chuyên khoa mắt để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp. Xác định đúng nguyên nhân gây đau mắt đỏ giảm thị lực sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Tại nước ta, đau mắt đỏ là một bệnh dễ bùng phát thành dịch, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người. Do đó, bản thân từng người nên chủ động chăm sóc, phòng bệnh đau mắt đỏ và các bệnh mắt khác bằng các thói quen tốt hằng ngày như: đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng nguồn nước sạch; dùng riêng gối, khăn, chậu rửa mặt; đeo kính khi ra đường… Đặc biệt, cần gia tăng đủ các dưỡng chất thiết yếu để đôi mắt có đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *