Tăng huyết áp là gì? Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim; làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế.
1. Khi nào được gọi là tăng huyết áp?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch để đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Bình thường huyết áp tối đa dao động từ 90-139 mmHg và số đo huyết áp tối thiểu bình thường từ 60- 89 mmHg.
Được gọi là tăng huyết áp khi tâm thu >140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >90mmHg sau khi đo lặp đi lặp lại nhiều lần và đúng cách. Dưới 40 tuổi, huyết áp 145/80; dưới 50 tuổi, huyết áp 150/80; dưới 60 tuổi huyết áp 160/90 và trên 60 tuổi huyết áp 165/95 được coi là có khuynh hướng tăng huyết áp.
Vì huyết áp có thể lên xuống trong những điều kiện nhất định nên để biết một người có bị tăng huyết áp hay không thì không thể xác định qua một lần đo mà phải đo nhiều lần trong ngày, thậm chí là trong tháng. Khi đo, bệnh nhân phải tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc lá hoặc uống cà phê 15-30 phút trước khi đo, tinh thần thoải mái… và bác sĩ phải thực hiện đo đúng phương pháp.
2. Cách xử trí khi bị tăng huyết áp
Khi người bệnh bị tăng huyết áp, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Không nên để người bệnh nói nhiều vì nói nhiều thanh quản hoạt động càng làm huyết áp tăng cao.
Để hạ huyết áp có thể cho người bệnh uống ngay 1 cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt sẽ giúp giãn mạch,điều chỉnh lượng lipid bị rối loạn trong máu và ổn định huyết áp hoặc có thể dùng tâm sen sắc với nước sôi cho người bệnh uống sẽ giúp hạ áp hiệu quả.
Người bệnh nên trực tiếp đến khám bác sĩ để có biện pháp xử lý tốt nhất. Trong những tình thế khẩn cấp, đặc biệt là không có sự hỗ trợ của người khác ở bên cạnh, người bệnh có thể tự làm giảm huyết áp của mình bằng các liệu pháp tức thời sau đây.
- Vuốt ấm hai vành tai
Khi bị tăng huyết áp bạn dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vì vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng.
- Vuốt dọc hai bên mũi
Dùng tay vuốt đều hai bên cùng một lúc. Ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Thực hiện động tác này chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần. Làm như vậy có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí.
- Vuốt dọc hai chân mày
Nếu bị tăng huyết áp bạn vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Bởi vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó những động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.
- Ngồi hoặc nằm thư giãn
Ngồi hoặc nằm thư giãn thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.
Khi thấy người có triệu chứng tăng huyết áp đột ngột, hãy sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp đường truyền tĩnh mạch. Việc lựa chọn thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tùy từng trường hợp cụ thể, có xem xét đến các bệnh kèm theo và các tổn thương cơ quan đích của bệnh nhân. Sau khi qua cơn tăng huyết áp cấp cứu, bệnh nhân cần tiếp tục được theo dõi và điều trị tăng huyết áp và loại trừ các yếu tố nguy cơ khác.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.