Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có thể lây lan thông qua quá trình tiếp xúc với người bệnh. Có một số người có một thắc mắc khá tế nhị là liệu có thể quan hệ với người bị thủy đậu hay không?
1. Bệnh thủy đậu lây lan qua con đường nào
Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm, nó lây lan theo 2 con đường là qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước bị vỡ của người bệnh. Thủy đậu không lây lan qua đường tình dục, chính vì thế, quan hệ với người bị thủy đậu sẽ không bị lây bệnh.
Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bị thủy đậu, cơ thể đã tự động sản sinh kháng thể giúp bạn miễn nhiễm trở lại với loại virus này nên bạn hoàn toàn có thể quan hệ với người bị thủy đậu. Còn nếu bạn chưa từng bị thủy đậu hãy kiến nhẫn đợi đối phương khỏi bệnh bởi rất có thể trong quá trình quan hệ bạn sẽ vô tình làm vỡ các mụn nước trên cơ thể người bệnh khiến các dịch tiết lan ra chính cơ thể mình hoặc trực tiếp lây bệnh qua đường hô hấp khi các bạn gần nhau.
2. Cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính tuy nhiên cần được chăm sóc cẩn thận để tránh những hệ quả không mong muốn, nhẹ thì có thể để lại sẹo nếu kiêng khem không đúng cách, nặng thì có thể gặp phải các biến chứng nặng nề cho bản thân. Khi bị thủy đậu thì nên làm gì? Người bệnh nên lưu ý một số điều như sau:
- Chuẩn bị những trang phục rộng rãi, thoải mát không bó sát để tạo cảm giác dễ chịu hơn cũng như tránh làm xây xát những mụn nước trên cơ thể để chúng không lan rộng thêm ra và đặc biệt là tránh ngâm mình tronng nước, hãy giữ cơ thể luôn khô thoáng.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, sẽ giúp cho người bệnh bớt cảm giác khó chịu và làm hạn chế cảm giác ngứa ngáy khó chịu do mụn nước thủy đậu gây ra.
- Tránh xa các thực phẩm tanh nóng bởi người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu luôn chỉ muốn gãi làm xây xước da để xoa dịu cảm giác ngứa.
- Thường xuyên uống nhiều nước, nước trái cây, bổ sung các thực phẩm mà cơ thể dễ hấp thụ như súp, cháo, canh,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Với các bà mẹ mang thai mà bị thủy đậu, nên đến các cơ sở y tế để được đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp hạn chế trẻ bị mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh.
3. Phòng ngừa thủy đậu như thế nào
Để bản thân không mắc bệnh thủy đậu, cũng như để hạn chế căn bệnh này bùng phát thành dịch lớn, mọi người nên chú ý hạn chế tiếp xúc với người bệnh thủy đậu, không trực tiếp chạm vào các mụn nước bị trên người bệnh.
Đối với người bệnh, khi mắc bệnh thủy đậu thì nên được cách ly cho tới khi khỏi bệnh. Hạn chế tụ tập ở những nơi đông người, hoặc tiếp xúc với người khác. Khi nói chuyện nên đeo khẩu trang để tránh virus có thể thông qua đường hô hấp mà lây bệnh cho người khác.
Đối với các mẹ đang có ý định mang thai nhưng chưa từng mắc thủy đậu, nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Với những mẹ đã bị thủy đậu trước đấy thì không cần thiết phải tiêm phòng vì cơ thể đã tự sản sinh ra các kháng thể giúp cơ thể không còn bị tái nhiễm bệnh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.