Tự kỷ là gì và những kiến thức cơ bản về bệnh tự kỷ

Tự kỷ là khuyết tật phức tạp về phát triển, ảnh hưởng nhiều tới trí tuệ, khả năng giao tiếp, biểu lộ tình cảm,… ở trẻ. Hãy cùng nhau tìm hiểu tự kỷ là gì?

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ, hay còn được gọi là rối loạn tự kỷ, là một chứng rối loạn hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Chứng tự kỷ thường xuất hiện trong vòng 3 năm đầu đời của trẻ. Trẻ mắc chứng tự kỷ thường ít giao tiếp và tương tác với mọi người và môi trường xung quanh, chính vì thế đã làm hạn chế sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội.

Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích về nguyên nhân gây bệnh tự kỷ, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một kết luận hoàn chỉnh và đầy đủ nào về nguồn gốc của chứng bệnh này.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, tự kỷ bởi gây ra bởi 2 yếu tố: di truyền và môi trường. Tuy nhiên đối với yếu tố di truyền, vẫn chưa tìm được gen hoặc tổ hợp gen gây ra bệnh này.

Yếu tố môi trường cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ.

Bên cạnh đó, một số yếu tố từ quá trình mang thai cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh. Điển hình là khi mẹ mắc bệnh sởi, thủy đậu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về não bộ của thai nhi. Hoặc một số trường hợp, mẹ mang thai bị cách bệnh lý liên quan đến tuyến gáp, gây thiếu hụt tyroxin trong cơ thể cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành cơ quan đầu não của bé. Đặc biệt, đối với bà bầu bị đái tháo đường, khả năng bị tự kỷ ở trẻ sẽ tăng gấp đôi.

Không chỉ vậy, nếu mẹ bầu thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ với nồng độ cao, cũng có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tới gen, hoặc đột biến gen.

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ cũng được chia theo nhiều mức độ, từ nhẹ tới nặng. Các trẻ mắc chứng tự kỷ thường có những biểu hiện sau:

  • Khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh: Khi giao tiếp, trẻ không cười, không nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc. Trẻ nói những câu, từ vô nghĩa và nói đi nói lại những câu từ đấy. Trẻ như không nghe thấy người khác nói gì mặc dù khả năng nghe của trẻ vẫn bình thường.
  • Có những hành vi rập khuôn: Trẻ sẽ có thể sẽ lặp đi lặp lại một hành động như lắc lư người, đập đầu, giữ khư khư đồ vật, chuyển đồ liên tục từ tay này sang tay khác.
  • Không có hứng thú với những thứ xung quanh: Trẻ tự kỷ không phát triển được hoạt động chơi mang tính sáng tạo, trẻ thường chơi những trò chơi rập khuôn, ít chơi với bạn bè, anh chị em trong nhà.
  • Khó thích ứng được với sự thay đổi về hoàn cảnh, công việc diễn ra hàng ngày: Trẻ tự kỷ cứng nhắc trong tư duy vì thế trẻ sẽ gặp khó khăn khi phải thay đổi những hành động và thói quen thường ngày của trẻ.
Trẻ tự kỷ không thích chơi nhưng trò chơi mang tính sáng tạo, và không muốn giao tiếp với ngay cả người thân trong nhà.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *