3 bệnh dị ứng của trẻ em thường gặp nhất và cách điều trị

Bệnh dị ứng ở trẻ em liên quan mật thiết đến hệ thống miễn dịch. Để điều trị dứt điểm cha mẹ cần tìm hiểu rõ căn nguyên của bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) số lượng bệnh nhân bị các loại dị ứng như: viêm dạ, dị ứng thực phẩm,… tăng lên đáng kể trong vòng 10 năm qua. Đối với trẻ nhỏ, dị ứng là căn bệnh phổ biến nhất. Nó có thể ảnh hưởng tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần của các bé. 

Bệnh Eczema (viêm da cơ địa)

Một nghiên cứu được tiến hành bởi tổ chức CDC cho ra kết quả cứ 10 trẻ em thì sẽ có 1 trẻ khởi phát bệnh Eczema. Eczema là một tên gọi khác để chỉ bệnh viêm da cơ địa – tình trạng da bị viêm nhiễm. Dấu hiện phổ biến nhất của bệnh là nổi các mụn phát ban đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.

Trẻ em bị Eczema thường nằm trong độ tuổi từ 1 – 5. Ngoài nguyên nhân do di truyền, các bé có thể mắc bệnh do dị ứng với thức ăn, nhiễm chất độc hại từ môi trường hoặc có khi nó là một bệnh dị ứng bẩm sinh. Thậm chí có trường hợp không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Phương pháp điều trị: Điều đầu tiên cần nhớ khi con bị Eczema là phải để tránh xa nguồn gây bệnh và không được sử dụng thuốc mỡ với kem dưỡng ẩm. Nếu sau đó trẻ vẫn không đỡ thì cần đưa tới bác sĩ để chẩn đoán và dùng thuốc kịp thời.

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc

Có thể bôi ngay cho trẻ các loại kem có chứa steroid.

Được gọi là dị ứng tiếp xúc bởi vì những nốt phát ban sẽ xuất hiện ngay sau khi trẻ chạm vào một chất gây kích ứng nào đó. Triệu chứng ban đầu của bệnh da sẽ nổi mụn ban đỏ, ngứa ngáy ở ngay vị trí tiếp xúc. Sau đó nó sẽ lan rộng ra (tùy mức độ nghiêm trọng) ngứa rát hơn, mụn phỏng rộp xuất hiện thường ở dạng mụn nước. Cuối cùng các mụn này đóng vảy, bong tróc và khỏi dần. Đôi khi những mụn này sẽ để lại vết thâm hoặc sẹo.

Phương pháp điều trị:

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ cần biết con bị dị ứng tiếp xúc với những gì. Bệnh này có thể mang tính di truyền, vì vậy, nếu bạn bị viêm da do cái gì thì hãy hạn chế cho con tiếp xúc với cái đó.

Sau khi những nốt dị ứng xuất hiện, trẻ sẽ thấy khó chịu, quấy khóc cha mẹ cần bôi ngay các loại kem có chứa steroid. Thuốc này dễ dàng tìm được ở các hiệu thuốc nhưng lưu ý bôi đúng liều lượng bác sĩ, dược sĩ chỉ định.

Nếu trẻ bị ngứa cần tránh để con gãi làm xước da. Có thể rửa nhẹ nhàng da với nước muối loãng. Không xát chanh lên vùng da bị dị ứng. Nếu con ngứa quá thì cân nhắc dùng thêm thuốc Histamin.

Mày đay

Phần lớn trường hợp trẻ bị mày đay sẽ tự khỏi.

Đây là bệnh dị ứng của trẻ em khá nghiêm trọng và nó còn được gọi bằng cái tên khác là bệnh dị ứng ban đỏ. Biểu hiện đầu tiên là da hoặc vùng mắt bị đỏ ngay sau khi tiếp xúc với những thứ gây kích ứng. Không như các loại bệnh dị ứng của trẻ em khác, mày đay xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Ngoài bị sần sùi, ngứa rát mày đay còn khiến trẻ khó thở, sưng miệng và mặt. Với trẻ 1 – 3 tuổi dễ quấy khóc, bám cha mẹ và bỏ ăn.

Hầu hết các trường hợp bệnh này sẽ tự khỏi nếu để bé tránh xa nguồn gây bệnh. Bạn có thể sử dụng tạm thời thuốc kháng Histamin để ngăn ngừa phát ban lan rộng. Nhưng nếu trẻ khó thở, mạch đập nhanh và yếu thì cần đưa tới gặp bác sĩ gấp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *