Nguyên nhân của cảm cúm ho khó thở

Tình trạng cảm cúm ho khó thở ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và biện pháp chữa trị đúng – hiệu quả?

1. Nguyên nhân của cảm cúm ho khó thở

Ho gà

Đây là một bệnh lý do vi khuẩn gây nên, bao gồm các triệu chứng như sổ mũi, sốt nhẹ, ho dữ dội và khó thở. Khi cố gắng hít không khí vào phổi giữa những cơn ho có thể tạo nên âm thanh rít. Qua giai đoạn khởi phát ban đầu, nhiều trường hợp không bị sốt nhưng cảm cúm ho nhiều tuần nếu không được điều trị.

Hen và dị ứng

Hen là bệnh mãn tính, đường thở trong phổi rất dễ bị sưng viêm. Bệnh kèm theo những triệu chứng như khó thở, tức ngực, ho kéo dài và có xu hướng nặng hơn vào buổi đêm và sáng sớm. Hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, ho kéo dài cũng có thể do bạn hít phải những yếu tố gây dị ứng như dị ứng phấn hoa, lông vật nuôi, khói bụi bẩn hay hóa chất, …

Do mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Đây là bệnh thường gặp với những người lớn tuổi, có độ tuổi trên 45. Khi mắc bệnh, các phế quản sẽ tiết dịch nhầy quá mức, rồi theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, người bệnh sẽ ho. Đường hô hấp và các phế nang trong phổi bị tổn thương chính là nguyên nhân gây bệnh, khiến bệnh nhân bị khó thở kèm ho, đặc biệt những hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người không hút.

Trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân gây do kéo dài kèm khó thở có thể do trào ngược dạ dày. Bệnh xảy ra khi axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản do van yếu. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản thì người bệnh thường có câc triệu chứng như đau ngực, thở khò khè và ho.

Trào ngược dạ dày khiến người bệnh ho liên tục, khó thở, tức ngự

Viêm phế quản cấp

Nếu bị cảm lạnh, sổ mũi mà đột nhiên bị kèm theo ho khan hoặc ho có đờm thì rất có thể bạn đã mắc phải tình trạng bệnh viêm phế quản cấp, khiến đường dẫn khí trong phổi bị viêm và nhiễm trùng. Ngoài triệu chứng ho, sốt, đau họng,… giống như bệnh cảm cúm thông thường thì viêm phế quản còn gây sung huyết ở phổi, cơ thể ớn lạnh. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần mới khỏi. Nếu ho kéo dài không dứt dù đã dùng nhiều biện pháp hoặc khi tình trạng viêm phế quản cấp tái diễn thường xuyên thì có thể bạn đã bị viêm phế quản mãn tính. Bệnh này rất nguy hiểm vì khi đó phổi sản sinh rất nhiều chất nhầy, do bị kích thích gây khó thở và được coi là một dạng của bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

2. Cách chữa trị cảm cúm ho khó thở hiệu quả tại nhà

Khi có triệu chứng cảm cúm ho khó thở, bạn phải xác định được nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài việc đi khám dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ thì những biện pháp trị bệnh cảm cúm ho khó thở sau cũng được rất nhiều người áp dụng thành công.

Mật ong

Tác dụng: Cách tốt nhất để làm giảm ho, cảm cúm kèm khó thở là mật ong. Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, do đó nó có tác dụng làm dịu cổ họng, đồng thời nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cách dùng: Bạn có thể thêm một thìa mật ong vào trà để uống kèm. Hoặc bạn cũng có thể cho mật ong vào một cốc nước chanh ấm để giảm triệu chứng tắc nghẽn đường thở hoặc bị cảm cúm ho khó thở nhé.

Gừng

Tác dụng: Ngoàii việc chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, gừng còn giúp điều trị bệnh viêm phế quản, ho khó thở. Nó hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, làm giảm sưng, rát và viêm nhiễm phế quản.

Cách dùng:

  • Cách 1: Trộn 1/2 thìa gừng với quế, đinh hương cùng nước nóng. Khuấy kỹ rồi uống hỗn hợp này trong 3-5 ngày để điều trị cảm cúm ho khó thở.
  • Cách 2: Làm trà thảo dược: 1 muỗng bột gừng và hạt tiêu đen hòa vào 1 cốc nước nóng. Để nguội trong vài phút rồi cho thêm ½ thìa mật ong vào. Uống 2 lần/ngày: sáng sớm và trước khi ngủ.
Một cốc trà gừng trước khi đi ngủ là liệu pháp chữa bệnh tuyệt vời cho tình trạng cảm cúm ho khó thở của bạn

Việc nắm đúng nguyên nhân gây tình trạng cảm cúm ho khó thở sẽ là biện pháp tốt nhất để bạn có thể điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm nhất. Hạn chế tối đa các ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống cũng như công việc của bạn nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *