Bạn có thể chủ động giảm bụi mịn trong không khí bằng cách đeo khẩu trang, trang bị máy lọc không khí hoặc hạn chế đi ra đường… để giảm thiểu tác hại của bụi mịn đến sức khỏe bản thân.
Bụi mịn không chỉ là tác nhân gây ra bất ổn khí hậu mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và sức khỏe của con người. Trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm ở mức đáng báo động như hiện nay thì việc tìm hiểu giảm bụi mịn trong không khí để bảo vệ sức khỏe khỏi ảnh hưởng của bụi mịn nói riêng và không khí ô nhiễm là rất cần thiết.
Nguyên nhân hình thành bụi mịn và sự ô nhiễm không khí
Theo các kết quả nghiên cứu của giới chuyên môn thì không khí ô nhiễm là do nhiều nguyên nhân, có thể là từ khí thải của các phương tiện giao thông, khói bụi từ nhà máy công nghiệp, các công trường xây dựng hay rác thải, cháy rừng…
Ngay tại Thủ đô Hà Nội, thời gian gần đây đã gây xôn xao bởi các số liệu thống kê cho thấy môi trường bị ô nhiễm vượt ngưỡng, đáng báo động, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.
Đặc biệt là sự xuất hiện của bụi mịn PM 2.5 và PM 1.0 (những hạt bụi li ti, bay lơ lửng trong không khí). Khi lượng bụi này tăng lên thì sẽ làm cho không khí bị mờ đi và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông.
Nguy hiểm hơn, bụi mịn PM 2.5 và bụi siêu mịn PM 1.0 còn có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, ung thư phổi, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan ở người đã mắc phải bệnh gan trước đó.
Ảnh hưởng tiêu cực của bụi mịn tới sức khỏe con người
Bụi mịn PM 2.5 nếu kết hợp với khí CO hay SO2, NO2 nhiều sẽ cản hemoglobin kết hợp oxy khiến cho tế bào cơ thể bị thiếu oxy và gây ra các kích ứng về mắt, mũi, họng, phổi… gây bệnh viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim ở người bệnh.
Ngoài ra, bụi siêu mịn PM 1.0 còn có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc ADN do lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị cản trở và các tế bào bị hủy hoại, nếu tiếp xúc với bụi siêu mịn PM 1.0 thường xuyên thì người bệnh có khả năng mắc phải bệnh lý về hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây bệnh về tâm lý và làm suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
Nguy hiểm hơn, bụi mịn PM 2.5 và bụi siêu mịn PM 1.0 còn có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, ung thư phổi, tim mạch, thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan ở người đã mắc phải bệnh gan trước đó.
Trẻ em là những đối tượng dễ gặp phải những tác động tiêu cực của không khí ô nhiễm do hệ miễn dịch còn non yếu và chưa phát triển đầy đủ. Theo thống kê thì trong cùng một nồng độ khí bị ô nhiễm, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể của trẻ sẽ cao gấp đôi so với người trưởng thành.
Mặc dù đã được cảnh báo là bụi và bụi mịn PM 2.5 đang vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn và có khả năng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì nhiều người vẫn còn chủ quan và không hề có biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi tác động tiêu cực của sự ô nhiễm môi trường, không khí.
Cách giảm bụi mịn trong không khí hiệu quả
Sự ô nhiễm không khí không hề có biên giới nào nhất định, những bụi bẩn, sự ô nhiễm môi trường sống và hệ lụy của nó tới sức khỏe của cả cộng đồng sẽ chỉ được giải quyết khi ý thức của người dân và cộng đồng được tăng lên. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng những cách chống bụi mịn trong không khí sau:
Tránh ra đường vào những giờ cao điểm
Để có cách giảm bụi mịn trong không khí, “sát thủ thầm lặng” gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm chết người thì trước tiên cần phải hiểu được chu kỳ hoạt động của nó, bụi mịn PM 2.5 và bụi siêu mịn PM 1.0 thường có xu hướng tăng cao rõ rệt vào các giờ cao điểm như từ 7 giờ đến 8 giờ sáng và 18 giờ đến 19 giờ chiều. Vào buổi trưa từ 13 giờ đến 14 giờ và ban đêm từ 23 giờ đến 1 giờ sáng thì có hướng giảm xuống thấp nhất, ngoài ra, lượng bụi cũng phụ thuộc lớn vào sự di chuyển của các phương tiện giao thông.
Những loại bụi mịn PM 2.5 và siêu mịn PM 1.0 thường xuất hiện nhiều ở các vùng có các công trình xây dựng hay các nút giao thông đường bộ có lưu lượng phương tiện qua lại lớn. Do vậy, cách giảm bụi mịn trong không khí hiệu quả chính là hạn chế đến những khu vực này vào các giờ cao điểm.
Ngoài ra, các cơ quan chính quyền cũng cần có biện pháp thiết thực để giúp giảm tải sự ô nhiễm môi trường như điều tiết các phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm, tăng cường phương tiện công cộng, giảm thiểu xe máy, trồng nhiều cây xanh…
Đeo khẩu trang chống bụi mịn
Đeo khẩu trang cũng là cách giảm bụi mịn trong không khí, khẩu trang có thể phần nào chặn những hạt bụi kích thước 10μm xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Do vậy, nếu có việc cần thiết phải đi ra ngoài thì hãy bảo vệ bản thân bằng cách đeo khẩu trang.
Trang bị máy lọc không khí
Nếu có điều kiện thì nên trang bị máy lọc không khí trong nhà hoặc phòng làm việc để giúp giảm bớt sự ô nhiễm. Đồng thời, trong khẩu phần ăn hàng ngày hãy bổ sung một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, rau xanh và trái cây chứa vitamin A, C… để giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp do bụi gây ra.
Bụi mịn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại cực kì nguy hại đến sức khỏe. Vì thế, bạn cần chủ động có những cách giảm bụi mịn trong không khí để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình khỏi tác hại xấu của ô nhiễm môi trường hiện nay.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.