Bệnh suy thận mạn tính – Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Suy thận mạn tính là quá trình suy giảm chức năng thận. Khác với suy thận cấp tính thường xảy ra một cách nhanh chóng và bất ngờ, suy thận mạn tính diễn ra từ.

1. Nguyên nhân gây suy thận mạn tính

  • Đái tháo đường và cao huyết áp.

Khi các biến chứng của tiểu đường và cao huyết áp xảy ra nó sẽ gây ra những tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể khi đó các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến bệnh thận.

  • Viêm bể thận (nhiễm trùng thận).
  • Thận xuất hiện nhiều u nang (Bệnh thận đa nang).
  • Rối loạn tự miễn như hệ thống lupus đỏ.
  • Xơ cứng động mạch, có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận.
  • Đường tiết niệu bị tắc nghẽn và trào ngược do nhiễm trùng thường xuyên, hoặc có bất thường về mặt giải phẫu xảy ra khi sinh.
  • Lạm dụng thuốc được chuyển hóa qua thận.

2. Triệu chứng của suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính thường xuất hiện âm thầm trước khi bệnh nhân phát hiện ra. Các triệu chứng của suy thận mạn tính rất khó phát hiện, nó thường diễn ra rất từ từ mà bệnh nhân không cảm nhận được. Chỉ khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân. Lúc này nhiều khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối thậm chí là thận đã bị hư hại. Một số triệu chứng cần chú ý để có thể phát hiện bệnh một cách sớm nhất:

  • Tăng tiểu tiện, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Giảm đi tiểu.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu (hiếm gặp) nước tiểu đục hoặc màu trà.
Tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh

Các triệu chứng khác không được rõ ràng, nhưng có thể cũng là kết quả trực tiếp của tình trạng thận không có khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể như: Sưng húp hai bên mắt, phù nề tay, chân, huyết áp cao, mệt mỏi, khó thở, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và nôn (đây là một triệu chứng phổ biến), khát, hôi miệng hoặc hơi thở, giảm cân, ngứa, co giật cơ hoặc chuột rút, da màu vàng nâu. Khi suy thận trở nên tồi tệ và các độc tố tiếp tục hình thành trong cơ thể, có thể xảy ra co giật và rối loạn tâm thần.

3. Hướng điều trị bệnh suy thận mạn tính

Tuy hiện nay chưa có thuốc chữa suy thận mạn tính song chúng ta vẫn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn chúng phát triển thêm bằng một số cách như:

  • Thay đổi lối sống để đảm bảo sống càng khỏe càng tốt.
  • Dùng thuốc để tránh sự kết hợp của huyết áp cao và cholesterol cao.
  • Chạy thận để phục hồi một vài chức năng của thận.
  • Ghép thận khi cần thiết.

Vì vậy, để giảm nguy cơ bị suy thận mạn tính và có một cơ thể khỏe mạnh bạn cần có một chế độ ăn hợp lý đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục, hạn chế rượu bia và các loại đồ uống có gas, ăn các loại thực phẩm protein thấp,…

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *