Cách chữa trị bệnh vảy nến ở bộ phận sinh dục

Bệnh vảy nến ở bộ phận sinh dục là nỗi bận tâm của nhiều người, tuy không lây nhiễm qua đường tình dục nhưng lại ảnh hưởng xấu đến thói quen sinh hoạt.

1. Biểu hiện của bệnh vảy nến ở bộ phận sinh dục

– Triệu chứng ở nam giới: đối với nam giới vùng da bị bệnh tại bộ phận sinh dục có một số triệu chứng như sau: bong tróc, da khô nhăn nheo tại các vị trí dương vật, bìu, vùng mu, mông và hậu môn. Biểu hiện của bệnh đôi khi là ngứa hoặc không ngứa tùy vào vị trí nhạy cảm của da.

– Triệu chứng ở nữ giới: tại bộ phận sinh dục như vùng âm hộ, vùng mu, mông, hậu môn xuất hiện các nốt đỏ và sáng bóng, tạo vảy. Vảy nến chỉ ảnh hưởng đến vùng da bên ngoài mà không gây ảnh hưởng đến vùng niêm mạc bên trong âm đạo.

Vùng da bị vảy nến có thể là các nốt nhỏ hoặc lớn, thường gây ngứa vì nằm trong khu vực rất nhạy cảm, nhưng thường không quá đau. Nếu bạn gãi, vùng da bị bệnh có thể bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị có thể gây khó chịu, đau đớn cho bất cứ lần “hành sự” nào.

2. Cách chữa trị bệnh vảy nến ở bộ phận sinh dục 

Bệnh vảy nến ở bộ phận sinh dục thường gây ra nhiều tác hại hơn đối với những vùng da khác. Người mắc bệnh này không chỉ phải chịu đựng cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, rát da,… mà còn có nguy cơ rơi vào tình trạng da bị viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng vì vùng sinh dục là vùng kín, ít được vệ sinh kỹ lưỡng nên nguy cơ viêm nhiễm cao.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến có thể được chia thành ba loại chính: điều trị tại chỗ, trị liệu ánh sáng và thuốc uống.

Điều trị tại chỗ

Có thể điều trị bệnh tại chỗ bằng cách bôi thuốc vào vùng da bị vảy nến.

Phương pháp điều trị sử dụng trực tiếp lên da có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng do bệnh vảy nến ở bộ phận sinh dục gây ra. Các bác sĩ phát hiện ra rằng một số bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa các corticosteroid, vitamin D3, các retinoid, nhựa đường hoặc anthralin. Giải pháp tắm rửa và sử dụng chất bôi trơn cũng có thể giúp bạn thấy dễ chịu nhưng không đủ mạnh để cải thiện được các triệu chứng ở da. Do vậy, chúng thường được sử dụng kết hợp cùng với các loại thuốc để điều trị bệnh.

Ngoài một vài loại thuốc đã nêu ở trên, chúng ta còn có hai cái tên khá quen thuộc là Protopic và Elidel. Và khi toàn bộ khu vực bộ phận sinh dục bị vẩy nến, bạn cần điều trị bằng Methotrexate hoặc Soriatane, thậm chí một loại thuốc sinh học có thể được chỉ định.

Điều trị bằng ánh sáng

Liệu pháp sử dụng tia tử ngoại B (UVB): UVB là ánh sáng với bước sóng ngắn được hấp thu vào lớp biểu bì của da. UVB có thể được sử dụng để điều trị cho bệnh vảy nến ở bộ phận sinh dục nhẹ hoặc ở mức độ trung bình. Quang trị liệu UVB có thể được sử dụng cho một số các thương tổn, cho bệnh vảy nến lan ra khắp cơ thể. Phương pháp này thường được thực hiện trong phòng khám của bác sĩ bằng việc sử dụng một bảng điện tạo ra ánh sáng hoặc một hộp tạo ra ánh sáng. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể sử dụng các hộp chiếu ánh sáng UVB tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị toàn thân

Nên đi khám bác sĩ để có cách chữa trị kịp thời an toàn.

Nếu bệnh nhân có bệnh vảy nến ở bộ phận sinh dục nặng, bệnh vảy nến toàn thân, các bác sĩ đôi khi có thể chỉ định các loại thuốc ở dạng viên hoặc tiêm truyền. Phương pháp điều trị này được gọi là điều trị toàn thân.

  • Methotrexate: giống như cyclosporine, methotrexate sẽ làm chậm chu kỳ của tế bào bằng cách ức chế hệ miễn dịch. Nó có thể ở dạng viên uống hoặc ở dạng tiêm truyền.
  • Các thuốc sinh học: các tác nhân sinh học được làm từ protein được sản xuất bởi các tế bào thay vì các hóa chất. Chúng can thiệp vào quá trình miễn dịch cụ thể, là quá trình gây ra việc sản xuất dư thừa các tế bào da và tình trạng viêm. Bệnh nhân sẽ được tiêm những loại thuốc này.

Điều trị kết hợp

Kết hợp nhiều phương pháp điều trị tại chỗ, trị liệu ánh sáng, và điều trị toàn thân thường cho phép bệnh nhân giảm liều sử dụng và có thể làm tăng hiệu quả của việc điều trị.

Tùy vào mức độ bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng những phương pháp chữa bệnh khác nhau. Cần tránh việc tự ý lựa chọn loại hình điều trị tại nhà để tránh những rủi ro không đáng có.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *