Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, dễ phát tan trong cụm dân cư hay cộng đồng tạo thành các ổ dịch. Bệnh này chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh dứt điểm thế nên có thể mắc lại nhiều lần. Song nếu như được chăm sóc một cách cẩn thận thì có thể xử lý triệt để khi bị đau mắt đỏ một bên.
Theo Bộ y tế, đau mắt đỏ hay trong y khoa còn được gọi với cái tên viêm kết mạc là tình trạng tổn thương kết mạc mắt. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do virus Adeno, vi khuẩn tụ cầu, liên cầu… hay tình trạng phản ứng dị ứng với dấu hiệu điển hình là đau mắt, đỏ mắt. Thường xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết từ nắng sang mưa, môi trường ẩm ướt, độ ẩm cao bởi lúc này hệ thống miễn dịch của con người khá nhạy cảm, dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, cơ hội cho vi sinh vật xâm nhập vào. Bệnh này có tính chất đột ngột, ban đầu các triệu chứng thường xuất hiện đau mắt đỏ một bên sau đó lan ra mắt còn lại. Ngoài ra, tại thời điểm hiện nay môi trường có nhiều khói bụi, nguồn nước không đảm bảo, thói quen dùng chung đồ cá nhân, vệ sinh phòng kém là những yếu tố khiến bệnh có cơ hội phát triển.
1. Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ
Triệu chứng đầu tiên của bệnh là mắt đỏ, đau, nhiều ghèn. Bệnh nhân đau mắt đỏ một bên trước rồi mới lây sang mắt còn lại. Ngoài ra người bệnh thường thấy khó chịu ở mắt, cảm giác nổi cộm như có hạt cát hay hạt bụi ở trong mắt, mắt nhiều ghèn, dịch tiết, mỗi khi thức dậy đặc biệt vào buổi sáng người bệnh khó mở mắt bởi ghèn dính chặt vào hai mí mắt.
Đối với một số trường hợp nặng hơn mi mắt có thể sưng nề, đau nhức, chảy nước mắt, nhiều dịch tiết màu vàng hoặc xanh tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó còn có xuất hiện giả mạc đau mắt đỏ, mệt mỏi, sốt, ho, nổi nhiều hạch ở cổ và tai.
Nếu như chú trọng chăm sóc mắt cẩn thận thì bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần đến thuốc điều trị. Bệnh không gây ảnh hưởng đến thị lực của mắt song nếu như để tình trạng bệnh nặng đi thì có thể mắt người bệnh sẽ tổn thương giác mạc, mắt nhìn mờ, xuất huyết dưới kết mạc…
2. Con đường truyền bệnh
Bạn có thể mắc bệnh khi:
– Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc có mầm bệnh thông qua giọt bắn, nước mắt, nước bọt…
– Dùng nguồn nước không đảm bảo, nước nhiễm nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh.
– Thói quen hay dụi mắt khi ngứa hay đau.
3. Cách xử lí khi bị đau mắt đỏ một bên
Khi bệnh mới chỉ trong giai đoạn xuất hiện các triệu chứng ở một bên mắt thì bạn hãy chăm sóc cẩn thận đề phòng trường hợp lây sang mắt còn lại.
– Lau rửa ghèn mắt ngày 3- 4 lần trong ngày, có thể xử dụng gạc thấm nước muối sinh lí để lau khóe mắt, đừng dùng gạc đã lâu vào mắt đỏ sang mắt còn lại như thế khả năng lây lan là rất cao.
– Tránh để mắt tiếp xúc với nhiều khói bụi, gió lớn…
– Nên nghỉ làm hay nghỉ học khi mắc bệnh.
– Trước và sau khi tra mắt, rửa mắt bạn nên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay nhanh tránh vô tình cho dịch tiết văng bắn vào mắt còn lại.
– Không tự ý dùng các phương pháp dân gian mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Nếu thấy có các triệu chứng tăng lên, không giảm thì phải đến các bệnh viện để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị hợp lí.
Đau mắt đỏ là một bệnh lành tính như gây ra nhiều phiền toái khó chịu cho người bệnh. Thế nên mọi người cần trang bị đầy đủ kiến thức bệnh học cũng như cách xử lí khi bị đau mắt đỏ một bên để đôi mắt luôn khỏe mạnh tươi sáng hơn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.