Gai cột sống vai là bệnh rất phổ biến hiện nay. Đây là một dạng của bệnh lý gai cột sống thoát vị đĩa đệm. Bệnh này khá nguy hiểm nếu để bệnh nặng, biến chứng nặng nhất có thể gây liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Gai cột sống là một loại bệnh mãn tính trong đó có gai cột sống vai dùng để chỉ vị trí của gai trên cột sống. Ở mỗi vị trí khác nhau, gai ảnh hưởng đến các chi, các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Nguyên nhân của gai cột sống vai
Gai cột sống nói chung là tình trạng xuất hiện mỏm xương, gai xương trên cột sống mà nguyên nhân sâu xa là do sự thoái hóa cột sống, do thoát vị hay thoái hóa đĩa đệm. Các mỏm xương này chọc hoặc cọ xát và dây thần kinh, dây chằng gây đau, hay tê bì. Gai cột sống vai là để chỉ vị trí của gai mọc ở đốt sống vai.
Gai cột sống khá phổ biến ở những người thường xuyên lao động nặng nhọc. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ và tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên. Lao động nặng nhọc là một nguyên nhân gây bệnh.
Nhận biết dấu hiệu của gai cột sống vai
Đa số các bệnh nhân mắc bệnh đều không phát hiện được bệnh từ sớm bởi các dấu hiệu đầu tiên rất mờ nhạt, chỉ mỏi vai gáy, mỏi cổ khiến bệnh nhân chủ quan.
Ở giai đoạn bệnh đã phát triển, các dấu hiệu của bệnh trở nên rõ ràng hơn:
- Vùng vai gáy, cổ, hai bả vai nhức mỏi, ê ẩm.
- Các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, liên tục với cường độ đau lớn hơn.
- Bị tê cánh tay, nếu bệnh nặng hơn các ngón tay cũng có thể bị tê.
- Một số bệnh nhân có thể cảm giác bị ngứa ran ở hai cánh tay.
- Hai cánh tay, vai cử động khó, vùng cổ cũng bị ảnh hưởng, khó vận động, đặc biệt khi xoay người, với tay.
- Bệnh nặng hơn, người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác hai bên cánh tay kèm theo một số dấu hiệu khác như mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hay chóng mặt, buồn nôn.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể bị nhầm với các triệu chứng mỏi mệt do lao động nặng nên nhiều người hay chủ quan, nghĩ rằng nghỉ ngơi có thể khỏi được do nhận thấy không làm việc thì đỡ đau. Chụp X-quang hay cắt lớp vi tinh để phát hiện ra bệnh.
Bệnh chỉ có thể phát hiện chính xác bằng cách chụp X-quang hay chụp CT cắt lớp công nghệ cao. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần được kiểm tra kỹ lưỡng để có thể sớm phát hiện ra bệnh.
Hậu quả của gai cột sống vai
Gai cột sống là căn bệnh khó chịu, gây nhiều phiền toái, bất tiện trong cuộc sống, làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh. Ngoài các hậu quả do bệnh gây ra như các dấu hiệu nêu trên, bệnh tiến triển nặng có thể gây đau đớn nghiêm trọng, thậm chí gây liệt các chi, người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
Chữa trị gai cột sống vai
Việc điều trị bệnh gai cột sống vai hay cũng như gai cột sống nói chung cần kết hợp đồng thời nhiều phương pháp khác nhau để bệnh nhanh thuyên giảm. Trong đó có các phương pháp chính như sau:
Dùng thuốc: Là phương pháp nhanh chóng nhất để làm giảm các cơn đau. Các thuốc được sử dụng bao gồm thuốc giảm đau, giãn cơ và vitamin nhóm B.
Vật lý trị liệu: là phương pháp bao gồm mát xa, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp kết hợp tập luyện thể dục, thể thao. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả và độ an toàn cao, không gây biến chứng và tác dụng phụ.
Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt gai là phương pháp cuối cùng nếu các phương pháp trên không đạt hiệu quả. Tuy nhiên cắt gai tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác dễ gây biến chứng khó lường nên đây chỉ là phương pháp cuối cùng được lựa chọn nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý là cách phòng tránh bệnh gai cột sống vai hiệu quả nhất. Đồng thời, đừng quên kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.