Bệnh vẩy nến được xếp vào loại bệnh ngoài da khá phổ biến. Căn cứ vào vị trí xuất hiện nó được chia thành nhiều loại trong đó có bệnh vẩy nến móng tay.
Bệnh vẩy nến móng tay là một loại bệnh da liễu xuất hiện do sự rối loạn của tế bào thượng bì. Đây là loại bệnh ngoài da khá điển hình nhưng cho tới nay y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu của bệnh vẩy nến móng tay
Theo thống kê, có khoảng 70% người Việt Nam từng bị bệnh vẩy nến móng tay. Ở mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ mắc bệnh. Tuy nhiên người bệnh sẽ có đặc điểm chung:
- Ban đầu ở móng tay đôi khi cả móng chân xuất hiện những vết lõm, vết lồi bất thường trên bề mặt.
- Xuất hiện thêm các mảng màu hồng hoặc trắng ngà trên móng.
- Móng tay bị bong ra khỏi nền gây đau đớn cho bệnh nhân.
- Viền đỏ nổi xung quanh móng tay, móng chân.
- Khi nặng hơn, móng chuyển sang màu vàng sẫm, màu xanh hoặc nâu.
- Móng dày và giòn hơn.
- Móng dễ gãy hoặc có khi tự dưng rụng cả móng.
- Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng tay để làm việc.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến móng tay
Y học hiện đại vẫn chưa có thuốc chữa dứt điểm căn bệnh này vì chưa xác định chính xác nguyên nhân bệnh vảy nến. Bệnh nhân được chẩn đoán để điều trị dựa trên một số yếu tố gây bệnh chính:
- Do di truyền: theo nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh vẩy nến móng tay thì nguy cơ con mắc bệnh lên tới 40%.
- Do hệ miễn dịch và do môi trường sống: nếu người miễn dịch kém lại sống trong môi trường ô nhiễm thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Điều trị bệnh vẩy nến móng tay
Đầu tiên, khi biết mình mắc phải căn bệnh này thì người bệnh không nên quá lo lắng hay tự ti. Tâm trạng xấu hổ, mặc cảm cộng với tình trạng stress kéo dài có thể làm cho bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên che dấu bệnh, che chắn móng tay, móng chân dưới lớp áo. Càng làm như thế khiến cho tay không thoáng khí làm các mảng bám càng dày thêm.
Bệnh nhân cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc vệ sinh thân thể. Theo đó, bạn nên tắm bằng nước ấm mỗi ngày một lần, không sử dụng xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh. Nhớ vệ sinh giường chiếu, chăn nệm định kỳ và phơi khô trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
Để bệnh chóng khỏi thì người bệnh cũng cần phải điều chỉnh lại lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý hơn. Quá trình điều trị căn bệnh này mất rất nhiều thời gian nên phải luôn giữ cơ thể khỏe mạnh. Tăng cường ăn các loại rau quả giàu vitamin A, B, C và chất xơ. Ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu. Kiêng các chất kích thích, kiêng đồ tanh như tôm, cua, cá. Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ béo (bơ, sữa, sô cô la,..) vì các thực phẩm này dễ gây dị ứng khi đang bị bệnh.
Người bệnh cũng cần phải ăn ngủ đúng giờ, tuyệt đối không nên thức khuya. Cố gắng tập thể dục vào mỗi buổi sáng ít nhất 20 – 30 phút.
Cuối cùng, khi thấy các dấu hiệu bệnh vẩy nến càng nặng thêm thì cần tới bác sĩ để thăm khám và điều trị bệnh vảy nến móng tay kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.