Uốn ván và phong đòn gánh là chứng bệnh khá phổ biến hiện nay bởi nó có thể đến từ những vết thương nhỏ nhất trên cơ thể bạn. Vì vậy bài viết này sẽ bật mí đến bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này để giúp bạn chủ động phòng ngừa uốn ván tốt hơn.
Uốn ván và phong đòn gánh thực chất là cùng một bệnh. Chúng chỉ là tên gọi khác của nhau. Đây là chứng bệnh gây nên do vi khuẩn uốn ván. Loại vi khuẩn này có mặt khắp mọi nơi và được tìm thấy chủ yếu trong đất. Nó gây hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Tuy nhiên uốn ván là căn bệnh không gây truyền nhiễm và hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh.
Triệu chứng của bệnh uốn ván và phong đòn gánh
Bệnh uốn ván và phong đòn gánh có rất nhiều triệu chứng. Mỗi thời kỳ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp qua các thời kỳ bạn có thể tham khảo.
Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh uốn ván và phong đòn gánh thông từ là từ 2 – 20 ngày. Đặc biệt thời gian ủ bệnh phụ thuộc phần lớn vào số lượng ngoại độc tố sinh ra và số lượng vi khuẩn. Ủ bệnh trong thời gian ngắn thì bệnh càng nặng, ngược lại thời gian ủ bệnh dài thì bệnh nhẹ.
Thời kỳ xâm lấn
Đây được xem là thời gian xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như mệt mỏi, lo âu, dễ bị kích thích.
Dấu hiệu lâm sàng thường thấy là co cứng các cơ hay cứng hàm gây đau đớn. Lúc đầu người bệnh sẽ thấy triệu chứng đau miệng, sau đó khi ăn cổ họng thấy khó nuốt. Đồng thời toàn cơ thể sẽ rơi vào trạng thái xấu đi, mệt mỏi, đau cơ, thân nhiệt tăng lên từ 37,5 – 38 độ C.
Thời kỳ toàn phát
Đây là thời kỳ xảy ra sau 24 – 48 giờ cơ thể sẽ bị đau các cơ, thêm nữa sẽ có những cơn đau dội lên. Khuôn mặt người bị uốn ván và phong đòn gánh trở nên kỳ quặc hơn bởi mọi cơ mặt bị co cứng. Đầu ngửa ra sau, gáy cũng co cứng, cơ 2 bên cột sống và cơ thân mình xuất hiện tư thế đặc biệt như cái đòn gánh uốn cong.
Thêm nữa mỗi khi cử động, cơ sẽ bị đau đớn. Co thắt các cơ hô hấp làm cản trở hoạt động hô hấp của người bệnh, đôi khi có thể ngạt thở.
Phương pháp điều trị uốn ván và phong đòn gánh
Rửa sạch vết thương để tránh kích thích gây ra các cơn co cơ uốn ván.
Bệnh uốn ván và phong đòn gánh điều trị không hề khó. Tuy vậy bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để được điều trị một cách khoa học nhất. Dưới đây là có giải pháp cơ bản, bạn có thể tham khảo:
Rửa vết thương
Uốn ván và phong đòn gánh khi toàn phát bạn cần chờ đến khi sử dụng thuốc an thần mới có thể rửa vết thương. Đây là giải pháp hữu hiệu để tránh kích thích gây ra các cơn co cơ.
Bác sĩ sẽ thực hiện kháng uốn ván bằng cách tiêm tĩnh mạch miễn dịch globulin 5.000 – 10,000 đơn vị vào ngày thứ nhất. Vào ngày tiếp theo tiêm 3.000 đơn vị để thực hiện trung hòa độc tố lưu hành.
Lưu ý nếu không có globulin miễn dịch người có thể thay thế bằng huyết thanh kháng uốn ván có nguồn gốc từ động vật.
Sử dụng thuốc an thần
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng diazepam liều 10 – 30mg theo đường tĩnh mạch 3 giờ một lần với thể nặng hoặc sử dụng 5 – 10 mg theo đường uống. Với thể nhẹ bạn có thể sử dụng 4 – 6 giờ. Thêm nữa có thể dùng chlorpromazine theo đường tiêm bắp với liều 25mg từ 4 đến 8 giờ/lần.
Uống thuốc kháng sinh
Để điều trị uốn ván và phong đòn gánh bạn còn có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Bác sĩ thường sử dụng benzylpenicilin với liều 10 – 20 triệu đơn vị truyền tĩnh mạch.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể sử dụng tetracyclin 0,5g 6 giờ một lần sử dụng.
Giải pháp phòng bệnh uốn ván và phong đòn gánh
Để phòng uốn ván và phong đòn gánh giải pháp hữu hiệu nhất chính là tiêm vắc xin phòng bệnh.
Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván.
Thêm nữa nếu xuất hiện vết thương bạn có thể phòng ngừa bằng cách, thực hiện rửa vết thương bằng xà phòng ngay lập tức.
Bạn nên tiêm vắc xin cho con từ tháng thứ 2 để có thể phòng bệnh một cách tốt nhất.
Đặc biệt, nên chích uốn ván khi nào?, nếu có vết thương đáng nghi thì lưu ý những điểm sau:
- Bạn đã thực hiện tiêm phòng và tiêm nhắc lại dưới 5 năm thì không cần biện pháp phòng ngừa nào khác.
- Bệnh nhân đã được tiêm phòng nhưng chưa thực hiện tiêm nhắc lại từ 10 năm trở lên thì:
- Vết thương dưới 6 giờ, các mô tổn thương còn ít thì thực hiện tiêm nhắc lại và giải độc tố uốn ván.
- Các mô tổn thương nhiều, vết thương lớn hơn 6 giờ bạn cần tiêm nhắc lại, kháng và giải độc tố uốn ván.
Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân chưa từng tiêm phòng thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm giải độc tố và vắc xin.
Thêm nữa cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám thần kinh và cơ bắp. Bác sĩ sẽ lấy mẫu bằng cách lấy một miếng gạc trên vết thương gửi đến phòng thí nghiệm nhằm tìm ra vi khuẩn uốn ván.
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết uốn ván và phong đòn gánh. Hy vọng với bài viết này bạn đã có cho mình được kiến thức cơ bản về chứng bệnh này.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.