Bệnh uốn ván tiêm phòng cho bà bầu liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không, cần chú ý những gì và lịch tiêm vào thời gian nào là tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ bầu tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
Vì sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính, độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani của uốn ván có khả năng gây hại rất mạnh, đặc biệt gây tỷ lệ tử vong rất cao (>90%). Loại trực khuẩn này có khả năng sinh sôi và tồn tại rất mạnh, ngay cả việc đun sôi ở thời gian dài cũng không tiêu diệt triệt để được.
Chính vì vậy, để phòng uốn ván tiêm ngừa cho bà bầu là việc làm cực kì quan trọng. Vắc xin sẽ giúp mẹ có hệ miễn dịch tốt để bảo vệ bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh, nhất là có thể ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con trong giai đoạn chuyển dạ của mẹ.
Bệnh uốn ván tiêm phòng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hiện nay, một số mẹ bầu vẫn còn lo ngại trước thông tin trong vắc xin phòng uốn ván còn tồn tại một số sinh vật sống, nếu tiêm vào sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo nhận định của bác sĩ, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi và có lợi cho trẻ sơ sinh. Việc uốn ván tiêm phòng cho bà bầu thực chất là đảm bảo mẹ sinh kháng thể phòng bệnh, đồng thời có thể hỗ trợ sang cơ thể bé, có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi uốn ván rốn sơ sinh.
Vì vậy, các mẹ hãy yên tâm tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước và sau khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con và hạn chế hiện tượng tử vong do uốn ván sơ sinh nhé!
Những điều cần lưu ý về uốn ván tiêm phòng cho bà bầu
Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu thường gặp một số phản ứng phụ như:
- Với bệnh uốn ván, tiêm ngừa có thể gây buốt, phồng ở nơi tiêm hoặc sốt nhẹ 38 – 39 độ C sau khi về nhà. Các phản ứng phụ này nói chung là nhẹ và sẽ tự mất đi sau 1 – 2 ngày. Theo các chuyên gia y tế, đây chỉ là một phản ứng phụ khi vắc xin vào cơ thể, các mẹ bầu không nên quá lo lắng vì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
- Trong giai đoạn đầu thai kỳ, phụ nữ thường mệt mỏi và hay bị ốm nghén, vì vậy uốn ván tiêm phòng cho mẹ bầu thường thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đặc biệt mũi 2 phải bảo đảm được tiêm trước khi sinh ít nhất một tháng.
Mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván.
- Lưu ý trong một số trường hợp, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván như: đang mắc các bệnh khớp, thận, cúm, có nguy cơ sinh non,…
- Phải mất đến 2 tuần sau khi tiêm phòng cơ thể mới tạo nên kháng thể. Do đó, để vắc xin đạt hiệu quả cao, mẹ bầu tuyệt đối kiêng rượu bia và tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ .
Mẹ bầu làm gì khi bị sốt sau tiêm phòng uốn ván?
Uốn ván tiêm phòng gây sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở các bà bầu. Tuy việc bà bầu sốt sau khi tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng những triệu chứng sốt này có thể làm mẹ khó chịu và lo lắng. Vì thế trong trường hợp này mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt cho cơ thể như sau:
- Để hạ nhiệt cho cơ thể, mẹ bầu hãy nới lỏng quần áo, mặc quần áo thoải mái. Nếu sốt vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các mẹ nên dùng khăn ấm chườm vào những nơi như là bẹn, nách, nếp gấp của tay, chân cho đến khi nhiệt độ cơ thể trở về bình thường.
- Với các triệu chứng như là sổ mũi, các mẹ nên dùng nước muối sinh lý để sát trùng và làm giảm bớt triệu chứng gây khó chịu.
- Duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ các chất để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể trong giai đoạn thai kỳ. Ngoài ra các mẹ nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp cơ thể được khỏe mạnh và hạ nhiệt tốt hơn.
- Đặc biệt, các mẹ không được tự tiện sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi vì trong giai đoạn mang thai, sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi.
- Nếu tình trạng sốt cao và sốt kéo dài, việc bù nước kịp thời, đầy đủ là vô cùng quan trọng. Sau đó các mẹ nên đến gặp bác sĩ uy tín để được thăm khám tốt nhất.
Như vậy với thắc mắc bệnh uốn ván tiêm phòng cho mẹ bầu như thế nào là hiệu quả nhất trên đây, hi vọng với bài viết này, các mẹ bầu đã có thêm kiến thức cho mình từ đó yên tâm hơn về việc tiêm phòng vắc xin uốn ván của bản thân để bảo vệ bé yêu của mình nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.