Bệnh gai cột sống có di truyền không?

Các bệnh nhân vẫn hay thắc mắc liệu bệnh gai cột sống có di truyền không bởi gai cột sống đang là căn bệnh xương khớp phổ biến hiện nay và liệu bố hay mẹ mắc bệnh có truyền sang cho con hay không?

Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là sự phát triển thêm của xương ở trên thân đốt sống, đĩa đệm hay quanh dây chằng cột sống. Đây được gọi là các mỏm xương trồi lên các khu vực này và khi bệnh nhân chụp X-quang có thể phát hiện rõ qua hình ảnh. Gai cột sống hình thành chính là quá trình của thoái hóa cột sống. Quá trình này khiến đĩa đệm bị suy yếu và dẫn đến thoát vị đĩa đệm, fđĩa đệm bị phình lồi kéo theo sự phình lồi của màng xương bên cạnh và dẫn đến sự hình thành các vành xương có hình dạng như cái gai nên được gọi là gai cột sống.

Đồng thời, khi xảy ra quá trình thoái hóa cột sống, lớp dây chằng giữa các đốt sống bị chùng giãn và để giải quyết tình trạng này cơ thể phản ứng lại bằng cách bồi tụ canxi làm tăng sức sống đỡ cột sống.  Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ hình thành nên các “gai” hay các “chồi xương”, còn được gọi là gai cột sống nặng hơn có thể là vôi hóa cột sống. Một số trường hợp có dấu hiệu gai cột sống như hiện tượng đau, tê, yếu liệt như thoát vị đĩa đệm đó là do gai cột sống mọc ra phía sau và chúng sẽ đè lên tủy sống và các dây thần kinh.  

Gai cột sống là sự phát triển thêm của xương ở trên thân đốt sống, đĩa đệm hay quanh dây chằng cột sống

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Liệu bệnh gai cột sống có di truyền không? Gai cột sống rất dễ gặp với người trong độ tuổi từ 40 trở lên, thông thường do 4 nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân đến từ quá trình viêm cục bộ:

Gai cột sống có thể bị gây ra bởi viêm cục bộ như viêm xương khớp, viêm gân. Sự viêm nhiễm kích thích các tế bào tạo xương phải thêm xương dẫn tới tình trạng thừa xương, khớp xương gồ ghề, gai mọc ra.

Do đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống:

Nguyên nhân này khiến cho dây chằng giữa các đốt sống chùng giãn, khớp xương phải chuyển động nhiều hơn. Cơ thể sẽ phản ứng tự nhiên lại với hiện tượng này bằng cách làm dày dây chằng lên để có sức giữ vững cột sống. và đương nhiên phải sử dụng đến canxi, cơ thể phải liên tục bồi tụ canxi để bù đắp. Dần dần, canxi tụ lại trên dây chằng và tạo thành các gai hoặc chồi xương gọi là gai cột sống.

Gai xương là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương:

Bệnh gai cột sống có di truyền không? Việc bồi tụ canxi ở cột sống để chống lại các chấn thương từ sức ép, va chạm và cọ xát để làm lành tổn thương. Sự bồi tụ canxi nếu bị lặp đi lặp lại liên tục sẽ gây nên bệnh gai cột sống.

Bệnh gai cột sống có di truyền không?

Nếu như dựa theo các nguyên nhân kể trên thì gai cột sống là bệnh hoàn toàn không thể di truyền mà chủ yếu là do các thói quen không tốt hình thành trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một căn bệnh cũng thuộc bệnh gai cột sống có tính di truyền đó là bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh. Gai đôi cột sống là hiện tượng cột sống bị tách làm đôi.

Gai cột sống là bệnh hoàn toàn không thể di truyền mà chủ yếu là do các thói quen không tốt hình thành trong cuộc sống

Bệnh có thể hình thành sau khi người bệnh mắc chấn thương ở cột sống. Hoặc bị bệnh bẩm sinh do trong quá trình phát triển của bào thai. Ống thần kinh của thai nhi không đóng lại hoàn toàn, và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn. Gai đôi cột sống là hiện tượng cột sống bị tách làm đôi. Bệnh có thể hình thành sau khi người bệnh mắc chấn thương ở cột sống. Hoặc bị bệnh bẩm sinh do trong quá trình phát triển của bào thai. Ống thần kinh của thai nhi không đóng lại hoàn toàn, và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *