Sau khi tiếp xúc với virus cảm cúm tầm 1 đến 3 ngày thì bệnh cảm cúm xuất hiện. Nhiều người tự ý điều trị tại nhà bằng cách truyền nước hoặc uống thuốc. Vậy bị cảm cúm ho có nên truyền nước không?
1. Đối tượng dễ bị cảm cúm?
Hệ thống miễn dịch có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan của virus. Đối tượng có hệ miễn dịch không tốt rất có khả năng mắc cảm cúm. Thiếu ngủ và suy dinh dưỡng cũng dễ bị cảm cúm vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Trường hợp đối với trẻ nhỏ, nó tác động trực tiếp tới khí quản, gây ra triệu chứng viêm thanh quản do kích thước đường hô hấp ở các bé.
2. Các triệu chứng của bệnh cảm cúm
Dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường xuất hiện đột ngột và bắt đầu sau 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cúm. Những dấu hiệu bệnh nặng thường kéo dài 3 tới 5 ngày. Sau đây là 1 số triệu chứng phổ biến nhất:
– Người sốt cao ( lên đến 40°C)
– Cảm thấy ớn lạnh.
– Bị ho; hắt hơi; sổ mũi.
– Đau họng.
– Đau cơ.
– Cảm thấy đau đầu.
– Cảm thấy yếu hay mệt mỏi.
– Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
– Dạ dày thấy khó chịu (thường xảy ra ở trẻ nhỏ).
– Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài lên tới 6 tuần.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Cảm cúm ho có nên truyền nước không?
Khi bị cảm cúm nếu như không điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các biến chứng trầm trọng đó là viêm phổi hoặc suy hô hấp…
Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh cảm cúm, nhiều người bệnh sẽ tự ý mua thuốc kháng sinh, mà không hề đến thăm khám ở các cơ sở y tế. Vấn đề này khá nguy hiểm do kháng sinh chỉ tiêu diệt hay kìm hãm vi khuẩn được thôi, chứ không có tác dụng đối với virus. Bệnh nhân tự điều trị kháng sinh với cảm cúm sẽ dẫn tới lờn thuốc, bệnh khó có thể thuyên giảm.
Bị cảm cúm ho có nên truyền nước không? Vậy cảm cúm ho có nên truyền nước không? Nhiều bệnh nhân còn tự ý truyền nước do nghĩ rằng cơ thể đang mất nước. Nhưng không phải thời điểm nào truyền nước biển vào bên trong cơ thể cũng tốt.
Việc truyền nước cần phải có sự chỉ định và theo dõi của y bác sĩ, nếu truyền nước một cách bừa bãi, hay truyền quá liều, hoặc truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây nên nhiều nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
Ngoài ra, việc truyền nước để chữa cảm cúm có thể dẫn tới sưng phù ở vùng tiếp xúc với kim truyền, và nghiêm trọng hơn còn gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Những triệu chứng khi bị sốc nước có thể gặp là rét run, khuôn mặt tái nhợt, tiết nhiều mồ hôi, khó thở, tức ngực…
3. Lưu ý khi bị cảm cúm
Khi có biểu hiện bị cảm cúm, bệnh nhân cần tăng cường uống nước để loại bỏ những chất có hại ra khỏi cơ thể và tiếp thêm lượng nước đã mất.
Cần ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin để tăng sức đề kháng.
Chú ý nên giữ ấm vừa phải, lưu thông không khí trong phòng.
Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý.
4. Khi nào bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ?
Đa số bệnh nhân bị cúm có thể tự chữa trị ở nhà và không cần tới gặp bác sĩ. Thế nhưng, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải các loại virus cúm nguy hiểm gồm có H5N1, H1N1, H7N9… hay có các dấu hiệu cảm cúm nặng và có nguy cơ bị biến chứng. Uống thuốc kháng virus trong vòng khoảng 48 giờ đầu tiên sau khi bạn nhận ra biểu hiện có thể làm giảm thời gian bệnh và giúp phòng ngừa nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Cảm cúm ho có nên truyền nước không? Người bị cảm cúm nặng cần được chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ để nhận các giải đáp tốt nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.