Biến chứng của bệnh suy thận cần biết

Suy thận là bệnh lí rất nguy hiểm, có thể tiến triển nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

1. Biến chứng của bệnh suy thận

Tùy theo mức độ, suy thận được phân thành 5 cấp độ: suy thận độ 1, suy thận độ 2, suy thận độ 3, suy thận độ 4 và suy thận độ 5. Biến chứng của bệnh suy thận rất nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh lí khác cho người bệnh.

Có hai loại suy thận là suy thận cấp và suy thận mãn tính.

  • Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày, gồm suy thận cấp trước thận, suy thận cấp thực thể và suy thận cấp sau thận hay do bế tắc.

Biến chứng của suy thận cấp:

  • Tăng kali máu, tăng thể máu và phù phổi, nguy cơ suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu góa do loét cấp.
  • Những biến chứng tim mạch như viêm tĩnh mạch, tắc mạch phổ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
  • Suy thận mãn tính là hội chứng thận bị giảm dần, không hồi phục và ngày càng nặng, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối nếu không được điều trị thay thế, bệnh nhân sẽ tử vong do các biến chứng.

Biến chứng của suy thận mãn tính:

  • Biến chứng tim mạch chiếm khoảng 50 – 80% số biến chứng của bệnh suy thận mãn tính mà bệnh nhân gặp phải.
  • Tăng huyết áp: khoảng 80% số bệnh nhân suy thận mạn tính bị tăng huyết áp đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng tỉ lệ tử vong.
  • Viêm màng ngoài tim khô hoặc có dịch xuất hiện ở bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối vì ure máu cao.
  • Bệnh cơ tim do ure máu cao.
  • Bệnh mạch vành: các biểu hiện của bệnh mạch vành ở bệnh nhân suy thận mãn tính thường không rõ ràng, có thể xảy ra ở bệnh nhân không hẹp mạch động mạch vành, nhất là ở những bệnh nhân phì đại thất trái rõ.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Suy tim.

2. Điều trị bệnh suy thận 

Biến chứng thường gặp khi bị suy thân

Hiện nay, việc điều trị suy thận được tiến hành theo 2 hướng: điều trị bảo tồn (chế độ dinh dưỡng hợp lí kết hợp dùng thuốc) và điều trị thay thế (lọc máu ngoài thận, ghép thận).

Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là giải pháp tối ưu để duy trì sự sống tuy nhiên phương pháp này cần chi phí cao, hạn chế về nguồn thận cung cấp đồng thời có nguy cơ thải ghép sau phẫu thuật.

Trong điều trị bảo tồn, để hạn chế các biến chứng của bệnh suy thận, ngoài việc dùng thuốc điều trị thì xu hướng được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng là sử dụng các sản phẩm chức năng kết hợp với:

  • Chế độ ăn uống khoa học.
  • Sinh hoạt hợp lí.
  • Tăng cường uống nước mỗi ngày.
  • Loại bỏ thói quen uống nhiều rượu bia thuốc lá,… để hạn chế sự tiến triển nặng hơn và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.

Như vậy, biến chứng của bệnh suy thận có thể gây ra những bệnh lí khác, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh không tiến triển nhanh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *