Do cấu trúc và vị trí đặc thù nên amidan là bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bệnh diễn biến phức tạp nên mẹ cần biết nhanh những cách chữa trị dứt điểm viêm amidan cho con hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh amidan là do những vi khuẩn và virus đường hô hấp tấn công, khiến cho amidan viêm nhiễm, sưng to và phát bệnh.
Vì amidan nằm ngay cửa ngõ của việc lưu chuyển thức ăn và không khí nên viêm amidan dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Bài viết này giúp giải quyết nỗi lo của các mẹ bằng những cách chữa trị dứt điểm viêm amidan cho con hiệu quả.
Viêm amidan và những biến chứng nguy hiểm khi không được chữa trị đúng cách
Khi nhắc tới viêm amidan, các mẹ thường nghĩ đến ngay tình trạng sưng tấy đỏ hai bên cổ họng, khiến trẻ đau rát và gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên viêm amidan cũng diễn biến khá phức tạp với nhiều triệu chứng khác nhau, đôi khi có nguy hiểm cho sức khỏe của bé nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Viêm amidan thể nhẹ là tình trạng amidan sưng to chèn ép đường thở và đường tiêu hóa, khiến trẻ khó thở, ăn uống khó khăn và có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Viêm amidan cấp tính là tình trạng sung huyết, tăng tiết chế của khu vực niêm mạc amidan, trong cổ họng xuất hiện dịch màu trắng trong và có thể xuất viêm kết mạc.
Khi trẻ bị viêm amidan cấp sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân và gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Khi trẻ mắc amidan cấp mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được uống thuốc và điều trị.
Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan kéo dài không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần khiến amidan bị tổn thương nghiêm trọng, đôi khi cần phải cắt bỏ. Trẻ bị viêm amidan mãn tính lúc nào cũng có cảm giác vướng ở vùng cổ họng, và nổi hạch trong vòm họng.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận hoặc thậm chí là viêm não.
Viêm Amidan hốc mủ thuộc trong nhóm bệnh viêm amidan mãn tính, hai bên amidan xuất hiện những hốc mủ trắng, có mùi hôi khó chịu. Đây là tình trạng nhiễm trùng nặng, các hốc mủ có thể lây lan nhanh tạo thành những kén mũ khó chữa. Bệnh dễ gây biến chứng ở những khu vực khác của đường hô hấp trên như tai, mũi dễ dẫn đến nhiều biến chứng như viêm họng cấp, viêm xoang và ung thư vòm họng.
Chữa trị dứt điểm viêm amidan tại nhà kết hợp đông y và tây y
Kết hợp với việc sử dụng những vị thuốc trong đông y
- Ngậm gừng ngâm mật ong mỗi ngày để giảm bớt tình trạng đau họng, giúp trẻ dễ ăn hơn cho giảm nhanh những triệu chứng viêm nhiễm amidan.
- Súc miệng bằng nước ép hành ấm khoảng 2-3 lần mỗi ngày hoặc uống nước diếp cá giã nhuyễn để giúp cổ hong thanh mát, giảm đau và giảm ho hiệu quả.
- Cho con ăn những thức ăn lỏng, dễ nuốt và tiêu hóa như cháo loãng, sữa hoặc súp. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể và những bộ phận như tai, mũi. Nếu trẻ viêm amidan kèm sốt, chảy nước mũi và chảy mủ ở tai thì cần đưa trẻ đến bệnh viện.
Tình trạng viêm amidan cấp
Khi trẻ bị viêm amidan cấp cần điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bệnh tình chuyển biến nặng thành viêm amidan mủ hoặc amidan cấp tính.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Những loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị viêm amidan là: thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc tiêu đờm và giảm ho. Mẹ nên uống theo sự kê đơn của bác sĩ, đúng liều lượng và thời gian để đảm bảo bệnh được chữa trị tận gốc, tránh việc tái đi tái lại nhiều lần.
Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn chính uống sôi và đầy đủ chất dinh dưỡng. Trẻ nên kiêng ăn những thực phẩm lạnh, hạn chế chất béo và dầu mỡ mà thay vào đó là ăn thịt, cá, trứng, ngũ cốc, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường đề kháng và hệ thống miễn dịch.
Đặc biệt khi mẹ thực hiện biện pháp cắt amidan cho trẻ thì cần lưu ý những điều sau:
Tránh vết thương nơi cổ họng bị tổn thương sau phẫu thuật thì mẹ nên cho trẻ em ăn chín, uống sôi với những thực phẩm mềm, uống nhiều nước (uống từng hớp nhỏ). Tuyệt đối không được ăn đồ quá chua hoặc quá cay, ít nhất là trong vòng 2 tuần sau khi mổ.
Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày với nước ấm để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vết thương mổ.
Sau khoảng 2 tuần khi vết thương đóng vảy thì trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn hồi phục, lúc này trẻ có thể ăn uống, sinh hoạt và đi học lại bình thường.
Giữ ấm cho bé đặc biệt là vùng cổ, chân, tay, ngủ trong phòng có nhiệt độ khoảng 25 -28 độ C và không được tiếp xúc với khói thuốc và bụi bẩn.
Đưa trẻ đến bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng như mất giọng, kháng thuốc, sốt cao không hạ…
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.