Cách xử lý tình huống cần cấp cứu hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết là bệnh phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Nếu như không cấp cứu hạ đường huyết kịp thời thì bệnh nhân có thể bị co giật hoặc hôn mê hay tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn dẫn đến tử vong.

Bước 1. Nhận biết dấu hiệu hiện tượng hạ đường huyết

Người đái tháo đường cần chú ý khi cơ thể ra mồ hôi lạnh hay cảm thấy mệt mỏi và đói… đó là triệu chứng của hạ đường huyết.

Các dấu hiệu hạ đường huyết của mỗi người là khác nhau nhưng bất cứ ai khi dùng insulin hay dùng thuốc chữa tiểu đường đều cần phải chú ý:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Người bị đổ mồ hôi lạnh hay da mềm nhũn.
  • Chóng mặt, choáng váng.
  • Mờ mắt.
  • Đói.
  • Căng thẳng, giận dữ và cáu gắt.
  • Đau đầu.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Da tê hoặc ngứa ran.
  • Run rẩy và khó nói.

Bước 2: Ngồi xuống tại chỗ

Nếu có hiện tượng hạ đường huyết cần ngồi xuống tại chỗ để đảm bảo an toàn.

Nếu bạn đang lái xe hay đi bộ, làm việc nhà thì cần dừng tất cả các hoạt động lại và ngồi xuống. Hành động này sẽ giúp bạn giữ thăng bằng và ổn định trạng thái.

Bước 3. Kiểm tra lại mức đường trong máu

Nếu bạn còn tỉnh táo bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết. Nếu chỉ số 70mg/dl hoặc thấp hơn thì bạn đang bị triệu chứng hạ đường huyết.

Bước 4. Bổ sung carbohydrate (Carbs) cho cơ thể

Bổ sung carbs cho cơ thể khi hạ đường huyết

Ăn bánh ngọt hay kẹo giúp tăng đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Khi bạn bị hạ đường huyết cần bổ sung ngay Carbs sẽ mang lại lượng đường trong máu lên nhanh chóng. Bổ sung Carbs bằng những cách:

  • Ăn từ 4 -5 bánh mặn.
  • Hoặc 5-6 miếng kẹo cứng.
  • 4 muỗm cà phê đường.
  • 3-4 viên nén glucose.
  • ½ cốc nước ép trái cây hoặc soda.
  • 1 ly sữa.
  • 1 muỗng canh mật ong hoặc siro ngô.

Bước 5. Chờ đợi và xác định hướng điều trị

Khi đã bổ sung Carbs một trong những bước cấp cứu hạ đường huyết trên thì bạn đừng tiếp tục ăn mà đợi khoảng 15 phút, sau đó kiểm tra lượng đường huyết một lần nữa. Trường hợp lượng đường huyết vẫn giảm bạn hãy ăn thêm 15-20 gram đường hay carbohydrate. Bạn ăn và chờ tới lúc nào nồng độ đường máu của mình lên 70mg/dl hoặc cao hơn thì thôi.

Bước 6. Tìm sự giúp đỡ y tế

Nếu lượng đường huyết của bạn không tăng bạn cần được chăm sóc y tế bởi các bác sỹ chuyên khoa sẽ điều trị cho bạn bằng cách tiêm glucogon để tăng nồng độ đường máu.

Hãy tìm đến sự trợ giúp của các cơ sở y tế

Tóm lại, bệnh hạ đường huyết rất nguy hiểm đến tính mạng của người đái tháo đường nếu không có cách xử lý cấp cứu hạ đường huyết tốt. Chính vì thế, người thân và bệnh nhân đái tháo đường cần có kiến thức tốt trong việc phòng và điều trị biến chứng tiểu đường.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *