Nắm bắt cách xử trí khi bị kim tiêm đâm để khi gặp trường hợp này bạn sẽ có cách xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Các nhân viên y tế có nguy cơ bị các vết thương từ kim tiêm, hoặc các cán bộ công an bị các đối tượng nhiễm HIV dùng kim tiêm đe dọa…Tất cả các trường hợp trên đều có nguy cơ phơi nhiễm với những bệnh như viêm gan B, viêm gan C, HIV…Vậy phải làm thế nào để xử lý các vết thương từ kim tiêm gây ra để vừa tránh nhiễm trùng vừa đề phòng được nguy cơ phơi nhiễm các căn bệnh nguy hiểm này?
Cũng giống như mức độ nguy hiểm khi sơ cứu người lên cơn đau tim, trong bất kỳ tình huống bị tấn công bởi kim tiêm dù có dính máu HIV hay không, điều đầu tiên cần nhớ là thật bình tĩnh để xử trí đúng cách. Dù kim tiêm chứa virus HIV thì các virus phải có thời gian mới xâm nhập được vào cơ thể. Hơn nữa điều trị dự phòng sau phơi nhiễm giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Chính vì thế không phải tất cả trường hợp bị kim tiêm đâm dính máu HIV đều dẫn đến lây nhiễm bệnh.
Dưới đây là một số thao tác cơ bản nhất, nhằm giúp nạn nhân khi bị kim tiêm đâm có thể sơ cứu, chăm sóc và theo dõi xem mình có bị phơi nhiễm hay có nguy cơ mắc bệnh gì không?
Đầu tiên nếu thấy dị vật gây tổn thương hãy lấy chúng ra khỏi cơ thể (nếu có) để tránh không để vết thương thêm nghiêm trọng.
Rửa vết thương dưới vòi nước sạch
Nếu bị kim tiêm đâm hay vật nhọn y tế đâm vào cơ thể thì hãy để máu tiếp tục chảy ở vị trí bị đâm. Để vùng đang chảy máu dưới vòi nước mát trong vài phút. Bằng cách này, những yếu tố có thể gây nhiễm khuẩn sẽ bị loại bỏ và rửa trôi, làm giảm khả năng đi vào máu. Bởi virus có thể nhân lên khi đã vào máu, vì vậy tốt nhất là ngăn không cho virus đi vào máu ngay từ đầu.
Tuy nhiên, cần phải chú ý không có vết thương khi rửa vì có thể làm vết thương nặng hơn. Đặc biệt, không bao giờ dùng miệng để hút vết thương.
Sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn
Sau khi làm sạch vết thương bằng xà phòng, tiếp tục lau khô và che phủ vết thương. Sử dụng dụng cụ vô trùng để lau khô và ngay sau đó dùng băng chống thấm nước che phủ vết thương. Rửa các vị trí khác bị máu hoặc các phần của kim tiêm bắn lên bằng nước. Nếu các phần của kim tiêm bắn lên mũi, miệng, mặt hay vùng da khác, rửa sạch bằng xà phòng.
Băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng keo cá nhân
Dùng băng gạc y tế hoặc băng cá nhân băng chỗ vết thương để bụi hoặc vi trùng không thâm nhập vào được. Nếu bị máu HIV bắn vào mắt hoặc mũi, miệng cần rửa các vùng này bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (nacl 0,9%) liên tục trong 5 phút. Nhớ chớp mắt, ngâm khịt mũi hoặc súc miệng liên tục khi rửa.
Sau khi sơ cứu ban đầu, bước tiếp theo cần phải làm là chăm sóc y tế. Theo đó, nạn nhân cần giải thích hoàn cảnh xảy ra vết thương và nói những phơi nhiễm có thể xảy ra. Có thể xét nghiệm máu để xác định có cần điều trị hay không.
Cần điều trị ngay trong trường hợp phơi nhiễm với bệnh khác đã biết, có thể gồm kháng sinh hoặc vaccine. Tùy thuộc vào bệnh sử trước đây để tiêm phòng uốn ván. Ngoài ra, cần phải xác định có phơi nhiễm với HIV không. Việc làm này cần thực hiện ngay để phòng ngừa chuyển đổi huyết thanh. Các nhà khoa học đã chứng minh tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh với HIV bị kim tiêm đâm là 0,03 %.
Lưu ý tuyệt đối không được nặn, bóp máu ra vì việc nặn, bóp ở vùng da bị tổn thương sẽ kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, làm đẩy nhanh quá trình virus HIV (nếu có) xâm nhập.
Cuối cùng hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xử trí các bước dự phòng phơi nhiễm tiếp theo. Lưu ý điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu và duy trì trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm. Nên hãy đến nhanh nhất có thể nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.