Có nhiều người đặt ra câu hỏi phỏng dạ và thủy đậu có phải là cùng một căn bệnh hay không? Nếu đây là hai căn bệnh khác nhau thì sự khác nhau giữa thủy đậu và phỏng dạ là như thế nào?
Phỏng dạ thực chất là một tên gọi khác của thủy đậu, đây là cách gọi đã có từ thời xa xưa. Ngoài ra thủy đậu còn có một tên gọi khác mà người miền Nam thường hay dùng là “trái dạ”. Vì thế, không tồn tại sự khác nhau giữa thủy đậu và phỏng dạ.
Thời điểm hiện tại đang trong giai đoạn đông xuân chính là thời điểm thuận lợi cho thủy đậu bùng phát trở lại mạnh mẽ, nếu như không biết cách phòng tránh và chữa trị, căn bệnh này có thể trở thành một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe của người dân. Hãy cùng nhau tìm hiểu về bệnh thủy đậu (hay còn được gọi là phỏng dạ) qua một vài thông tin cơ bản dưới đây.
1. Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Thủy đậu có thời gian ủ bệnh khá dài trong khoảng 10 tới 21 ngày, sau đấy cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ, trên người bắt đầu xuất hiện các nốt đậu bé. Chỉ một vài ngày sau, các nốt đậu sẽ lây lan nhanh ra khắp cơ thể, chủ yếu ở mặt, lưng, bụng, xuất hiện một ít ở chân tay. Có một số trường hợp các mụn nước mọc ở mắt và trong khoang miệng gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Kích thước của các mụn nước cũng sẽ khác nhau, thùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của người bệnh.
2. Cách điều trị bệnh thủy đậu
Không giống như nhiều lời khuyên được truyền tai nhau là khi bị thủy đậu cần phải kiêng gió, kiêng nước và ăn mặc kín đáo, người mắc bệnh thủy đậu nên chú ý vệ sinh cơ thể mình bằng nước ấm, và mặc quần áo khiến bản thân thấy thoải mái và dễ chịu. Không mặc những bộ đồ quá bó sát, hoặc mặc quá kín, vì như thế có thể sẽ vô tình làm vỡ các mụn nước, và gây nhiễm trùng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đối với trẻ em, các phụ huynh cần lưu ý đeo bao tay cho trẻ, cắt móng tay sạch sẽ.
Người bệnh nên bôi thuốc xanh methylen lên các mụn nước đã vỡ và bắt đầu đóng vảy. Có thể sử dụng các loại thuốc giảm sốt nếu có triệu chứng sốt cao, và thuốc kháng sinh nếu các mụn nước đã bị vỡ bắt đầu bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, trong thời gian mắc bệnh, người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, đặc biết nên bổ sung các loại nước hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng.
Đối với các mẹ đang mang bầu mà mắc bệnh thủy đậu, cần phải tới ngay các cơ sở y tế để theo dõi tình hình và có phương pháp chữa bệnh hợp lý để hạn chế việc thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh.
3. Phòng ngừa bệnh thủy đậu như thế nào
Để làm hạn chế sự ảnh hưởng của thủy đậu lên bản thân và những người xung quanh mình, mọi người cần phải chú ý một số những điều sau:
- Không tiếp xúc với những người đang mắc bệnh thủy đậu, nên đeo khẩu trang khi nói chuyện vì thủy đậu rất dễ lây qua đường hô hấp.
- Cách ly người bệnh hoàn toàn với những người xung quanh chơ tới khi hết bệnh.
- Không dùng chung, để cùng các vật dụng cá nhân như khăn mặt, quần áo, bàn chải,… với người bệnh.
- Đối với các mẹ có ý định mang thai, nên đi tiêm phòng vắc xin trước khi mang bầu ít nhất 3 tháng.
- Để phòng bệnh thủy đậu cho trẻ, nên cho trẻ đi tiêm phòng bệnh ngay khi có thể, tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang mắc thủy đậu, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu nên tỉ lệ mắc bệnh rất cao.
Trên đây là một số ít thông tin về bệnh thủy đậu cũng như phỏng dạ, và cũng một phần nào trả lời cho câu hỏi sự khác nhau giữa thủy đậu và phỏng dạ như thế nào. Mong mọi người sẽ có thêm những thông tin bổ ích để có thể phòng tránh hoặc có thể phát hiện bệnh sớm và có những cách chăm sóc người bệnh hiệu quả hơn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.