Dậy thì muộn có phải là bệnh không? Khi nào thì cần điều trị?

Dậy thì muộn hay còn gọi là “chậm lớn” là tình trạng trẻ quá tuổi dậy thì nhưng chưa xuất hiện những biểu hiện như phát triển cơ quan sinh dục, ở nam khoảng trên 15 tuổi và ở nữ là trên 13 tuổi. Cùng với dậy thì sớm, dậy thì muộn ở trẻ cũng khiến ba mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe và trí tuệ của con có thể thua kém những bạn cùng trang lứa.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì muộn làm giai đoạn tăng trưởng sinh dục của trẻ bị trì hoãn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì muộn, từ đó tìm ra những biện pháp xử lý phù hợp.

Dậy thì muộn là gì? 

Thế nào là dậy thì muộn?

Tuổi dậy thì của trẻ bắt đầu vào khoảng 10-19 tuổi, tuy nhiên nếu con gái trên 13-14 tuổi và ở bé trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa thấy xuất hiện những biểu hiện của dậy thì thì được gọi là dậy thì muộn. 

Những dấu hiệu chứng tỏ con bị dậy thì muộn

Đối với bé gái:

  • Chậm trễ xuất hiện những kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi đã hơn 14-15 tuổi.
  • Ngực chưa phát triển, chưa xuất hiện lông ở cơ quan sinh dục.
  • Chiều cao và cân nặng thấp kém so với những bạn cùng lứa.

Đối với bé nam:

  • Kích thước của tinh hoàn và dương vật không có dấu hiệu phát triển hơn so với trẻ khi trong độ tuổi 10-12 tuổi ( có thể chưa xảy ra hiện tượng phóng tinh lần đầu).
  • Chiều cao và cân nặng của trẻ chưa phát triển, kéo theo sự chậm phát triển của những cơ bắp ở đùi, vai và ngực.
  • Hệ thống lông chưa hoàn thiện, chưa có ria mép, chưa mọc râu và những vùng lông ở vùng kín, đùi và ngực.
  • Chưa có yết hầu, chưa vỡ giọng.

Nguyên nhân trẻ bị dậy thì muộn

Khi trẻ có những dấu hiệu trên thì ba mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh dậy thì muộn. Tuy tùy vào thể trạng của từng bé mà độ tuổi dậy thì có thể khác nhau nhưng nếu trên 15 tuổi trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện thì có thể do những nguyên nhân dưới đây:

Mẹ nên làm gì khi con dậy thì muộn?

Dinh dưỡng không đầy đủ

Trẻ em trong độ tuổi dậy thì cần cung cấp lượng dinh dưỡng cao và nếu trẻ bị thiếu ăn hay ăn không đủ dưỡng các nhóm chất cần thiết sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, từ đó kéo theo sự phát triển chậm của toàn cơ thể. Với những trẻ bị biếng ăn hoặc ăn không hấp thụ được thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này.

Sử dụng nhiều loại thuốc

Trẻ sử dụng nhiều loại thuốc khi còn nhỏ cũng có nguy cơ dậy thì muộn, bởi lẽ những chất kháng sinh… có trong thuốc cũng gây ra những tác dụng phụ như kìm hãm sự phát triển của các hormone sinh dục như estrogen (nữ) và testosterone (nam). Những trẻ phải thường xuyên sử dụng thuốc cần được bổ sung thêm hormone theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ mắc bệnh suy sinh dục

Đây là 1 bệnh nguy hiểm khiến hệ xương bị thoái hóa, loãng xương và làm rối loạn về hiện tượng rụng trứng, xuất tinh và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ. Trẻ mắc suy sinh dục thường sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tuyến yên trong cơ thể, gây ra tình trạng dậy thì muộn. 

Di truyền

So với những nguyên nhân khách quan trên khiến trẻ bị dậy thì muộn thì yếu tố di truyền cũng rất đáng kể đến. Nếu trẻ có cha hoặc mẹ dậy thì muộn thì trẻ cũng sẽ xuất hiện những biểu hiện tương tự, nhưng việc này không đáng lo ngại vì theo thời gian nếu được bồi bổ đầy đủ kết hợp bổ sung thêm hormone thì trẻ sẽ mau chóng đuổi kịp tiến độ dậy thì. 

Khi nào trẻ cần điều trị bệnh dậy thì muộn?

Trẻ dậy thì muộn mang đến rất nhiều rắc rối cho chính bản thân trẻ và cả những người thân trong gia đình. Tuy nhiên đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành và có thể tự điều chỉnh tại nhà:

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng: thiết lập chế độ ăn uống cân bằng đủ chất kết hợp với việc vận động thể dục thể thao vừa sức (không nên vận động quá mức sẽ gây ra tác dụng ngược).

Giúp trẻ vượt qua những tự ti, mặc cảm khi cơ thể vẫn chưa phát triển như các bạn cùng trang lứa, thường xuyên động viên con và khuyến khích con ăn uống và tập thể dục điều độ. 

Thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ để đảm bảo trẻ phát triển bình thường, nếu như có những bất thường sau thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị:

Những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị dậy thì muộn
  • Trẻ có những biểu hiện của bệnh suy tuyến yên, hoặc có những khối u hay các chấn thương ảnh hưởng tới cơ thể khi còn nhỏ thì mẹ nên thực hiện chụp cắt lớp để kiểm tra hoạt động của tuyến yên xem có bình thường không, nếu có bất thường cần được chữa trị kịp thời. 
  • Bé gái khi quá 16 tuổi mà vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt, cha mẹ nên để trẻ siêu âm để kiểm tra sự phát triển của buồng trứng và tử cung. 
  • Trẻ nam không xuất hiện những biểu hiện của việc xuất tinh lần đầu, dương vật nhỏ, tinh hoàn teo thì cha mẹ nên đưa con làm các xét nghiệm máu để đo lường mức độ hormone trong máu.  

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *