Khi bị hạ đường huyết xử trí không đúng cách dễ dẫn tới hiện tượng co giật, hôn mê, hoặc nặng hơn là tổn thương tới hệ thần kinh và dẫn tới tử vong.
Hạ đường huyết có tên khoa học là Hypoglycemia. Hiện tượng này xuất hiện khi lượng đường (glucose) trong máu – nguồn năng lượng chính của cơ thể – có nồng độ giảm xuống thấp bất thường.
Biểu hiện hạ đường huyết
Hạ đường huyết trong máu không phải nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên tỷ lệ người mắc đái tháo đường bị hạ đường huyết thường xuyên hơn so với người bình thường. Người có lượng đường trong máu dưới mức 70 mg/dl được coi là hạ đường huyết. Lúc này bệnh nhân có một số biểu hiện dễ thấy như:
- Mệt mỏi.
- Da xanh xao nhợt nhạt.
- Run rẩy.
- Đổ mồ hôi.
- Đói cồn cào.
- Ngứa ngáy ran ở miệng, cảm giác như kim châm ở tay chân.
- Choáng váng, ngất xỉu.
Lúc này người bị hạ đường huyết xử trí kịp thời sẽ giảm để lại hậu quả đáng tiếc.
Bị hạ đường huyết xử trí đúng cách
Bước 1: Ngồi xuống kịp thời.
Trừ khi bạn đang nằm trên giường còn bất cứ khi nào thấy mình có biểu hiện hạ đường huyết cần nhanh chóng ngồi xuống ngay. Bởi vì khi lượng đường trong máu xuống thấp, người bệnh dễ bị hoa mắt chóng mặt. Nếu đang điều khiển xe trên đường hay làm việc ở nơi cao thì hoa mắt sẽ dẫn tới tai nạn rất nặng. Lúc này người bệnh nhất định phải dừng ngay lập tức việc mình đang làm, tìm nơi an toàn gần nhất để ngồi xuống trước đã.
Bước 2: Kiểm tra nhanh lượng đường trong máu.
Thông thường, người bị tiểu đường sẽ có một máy đo lượng đường trong máu loại cầm tay. Thiết bị này rất tiện lợi, bạn có thể tự đo lượng đường cho mình hoặc người thân bất cứ lúc nào mà không cần đến trung tâm y tế. Khi đo, nếu thấy chỉ số xuống dưới mức 70 mg/dl tức là bạn đang bị hạ đường huyết. Nếu không có máy đo bạn cần căn cứ vào các biểu hiện dễ nhận thấy nhất của hạ đường huyết để xác định tình trạng của mình.
Bước 3: Bổ sung carbohydrate.
Khi bị hạ đường huyết cần bổ sung ngay lượng carbohydrate vào cơ thể để lượng đường trong máu tăng lên. Bạn có thể sử dụng một trong các cách:
- Ăn khoảng 3 – 5 cái bánh (chọn loại bánh ngọt hoặc bánh dành riêng cho người bị hạ đường huyết).
- Uống 4 thìa cà phê đường.
- Uống 3 – 4 viên nén glucose.
- Uống nước ép trái cây.
- Uống sữa.
- Uống mật ong.
Bước 4: Chờ đợi.
Sau khi bổ sung carbohydrate như ở bước 4 hãy tiếp tục ăn/uống chậm rãi. Khoảng 15 phút sau thì đo lại đường huyết một lần nữa. Nếu chỉ số vẫn chưa tăng trên 70mg/dl thì cần ăn thêm khoảng 15 – 20 gram đường nữa. Cứ tiếp tục ăn và chờ như thế cho tới khi chỉ số đường huyết của bạn trên 70 mg/dl thì thôi.
Bước 5: Tìm kiếm sự trợ giúp.
Việc ăn đường để kéo chỉ số đường huyết lên nhanh chỉ là giải pháp tạm thời. Nó giúp cho bệnh nhân không bị hoa mắt, chóng mặt thậm chí tai nạn. Tuy nhiên về lâu dài bạn không thể dùng mãi cách này được. Khi thấy cơ thể đã ổn định trở lại hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Gọi cho người thân hoặc nhờ đến những người xung quanh đưa bạn đi bệnh viện.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.