Những điều cần biết về uốn ván đinh

Uốn ván đinh là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay và gây nguy hiểm tới tính mạng. Nếu không tiêm phòng cũng như có phương pháp điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ biến chuyển vô cùng nguy hiểm.

Khi dẫm phải đinh nên làm gì và có cần tiêm phòng uốn ván không?

Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người hiện nay đang quan tâm và đặt câu hỏi. Để trả lời cho vấn đề này, ThS. Bác sỹ Nguyễn Kiên Cường – Y học Dự phòng – Viện Y học dự phòng Quân đội tư vấn: dù một vết thương có nhỏ, tuy nhiên khi dính đất cát thì đều có nguy cơ chứa trong đó nha bào uốn ván.

Nha bào uốn ván sống trong môi trường đất cát bẩn cũng như trong phân con người và các loài súc vật, nó đề kháng cực mạnh với các loại hóa chất sát trùng cũng như nhiệt.

Vậy nên, sau khi nha bào uốn ván có cơ hội vào trong vết thương của một người thì nó có thể nhanh chóng phát triển thành vi khuẩn uốn ván. Từ đây, gây nên những tổn thương trong máu và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống thần kinh. Những biểu hiện lâm sàng đó chính là người bệnh có hiện tượng sốt cao, cùng với đó là co cứng cơ và có những cơn co giật cứng.

Uốn ván đinh là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Một số biểu hiện của bệnh uốn ván đinh

Khi bị uốn ván biểu hiện đa phần sẽ có tình trạng co giật cứng cơ sẽ diễn ra tại khu vực 2 hàm sau đó sẽ lan ra các chi, toàn bộ cơ thể vô cùng nguy hiểm. Tình trạng uốn ván đinh cũng tương tự, do người bệnh dẫm phải một chiếc đinh nhưng do chủ quan không đi khám cũng như không có được phương pháp điều trị phù hợp khiến bệnh biến chứng nặng nề.

Hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, chỉ vì một vết xây xát vô cùng nhỏ. Đôi khi, vì vết thương quá nhỏ mà bản thân người bệnh cũng không quan tâm cũng như tiêm phòng uốn ván khiến bệnh phát triển nặng hơn.

Trước đây, bệnh uốn ván đinh có tỉ lệ tử vong rất cao và là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại với sự phát triển của y học, sự trang bị kỹ thuật dành cho việc khám chữa bệnh cũng như cấp cứu cực tốt nên tỉ lệ tử vong đã giảm xuống cũng như chi phí điều trị bệnh giảm đi đáng kể.

Nên làm gì khi giẫm phải đinh?

Để tình trạng uốn ván đinh không bùng phát và gây nên biến chứng thì nếu không may dẫm phải đinh trên đường nên tiến hành rửa vết thương một cách nhanh chóng. Tiến hành làm sạch vết thương, lấy sạch cát, các dị vật trong chân ra sau đó để hở vết thương. Tuyệt đối không được băng kín vì làm như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nha bào phát triển.

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn thì người dẫm phải đinh cũng nên nhanh chóng tới trạm y tế hay các bệnh viện gần nhất để tiêm phòng uốn ván (Trong trường hợp 10 năm trở lại chưa tiêm phòng vaccin này). Bên cạnh đó cũng nên tiêm thêm huyết thanh kháng uốn ván, người ta thường gọi là tiêm SAT (Serum Anti Tatanus).

Hiểu một cách đơn giản nhất thì tiêm SAT tức là gây miễn dịch thụ động vì trong huyết thanh cũng đã có kháng thể để chống lại các trực khuẩn uốn ván. Và, việc tiêm vaccin chính là phòng bệnh chủ động.

Rửa chân thật sạch bằng xà phòng

Phác đồ điều trị cho người giẫm phải đinh mà chưa từng tiêm uốn ván

Uốn ván có chữa được không? Để không mắc bệnh uốn ván đinh thì những người chưa từng tiêm uốn ván sẽ có một phác đồ điều trị riêng. Trong đó, cần phải thực hiện theo từng bước như sau:

Lần 1: Tiến hành tiêm 2 mũi cùng một lúc. Mũi thứ nhất là huyết thanh uốn ván Tetanus 1500DV; cần phải trích trong vòng 24 giờ sau khi người bệnh có vết xước.

Mũi thứ 2 thường gọi là VAT (vaccin uốn ván); mũi này được tiêm cùng lúc với mũi thứ nhất. Thông thường huyết thanh hơn 10 ngày sẽ hết tác dụng. Nếu như người bệnh không tiêm huyết thanh mà chỉ tiêm vaccin thì phải nửa tháng sau mới có thể tạo được kháng thể ngừa bệnh.

Vậy nên, mũi đầu tiên khi tiêm thông thường luôn là mũi huyết thanh, nhưng mũi này có đặc điểm là chỉ phòng bệnh được tức thì và hiệu quả của nó ngắn nên bắt buộc vẫn phải tiêm vaccin thì mới phòng bệnh hiệu quả và lâu dài được. Đồng thời chỉ có như vậy mới phòng tránh được bệnh uốn ván đinh.

Lần 2: Tiêm mũi thứ 3 sau mũi 1 khoảng 1 tháng.

Lần 3: Tiêm mũi số 4, sau 6 tháng từ ngày giẫm phải đinh.

Lần 4: Tiêm mũi thứ 5 sau 12 tháng từ ngày giẫm phải đinh.

Quy trình tiêm vaccin phòng bệnh uốn ván đinh dành cho những người chưa tiêm uốn ván bao giờ cần phải thực hiện tuần tự từng bước cũng như không bỏ qua bất cứ mũi tiêm nào sẽ giúp người bệnh không gặp phải bệnh uốn ván. Đồng thời, mũi tiêm này cũng sẽ có hiệu quả 5 năm giúp người tiêm không gặp uốn ván đinh cũng như bệnh uốn ván nói chung.

Như vậy, uốn ván đinh là một bệnh lý rất dễ gặp và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng đôi khi do sự chủ quan chúng ta thường biến nó thành một bệnh lý chết người.

Mỗi người hãy có một cái nhìn khách quan, đúng đắn về uốn ván đinh cũng như nắm được vai trò của việc tiêm uốn ván để phòng tránh và điều trị bệnh lý này.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *