Những điều mẹ cần biết về triệu chứng tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở mẹ sau sinh, không chỉ khiến mẹ đau nhức mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của bé khi bé quấy khóc vì khát nguồn sữa từ mẹ. Phát hiện sớm dấu hiệu tắc tia sữa và điều trị kịp thời là điều cần thiết để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tắc tia sữa là triệu chứng bệnh thường gặp với mẹ mới sinh đặc biệt những mẹ nhiều sữa. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không nhận diện các dấu hiệu tắc tia sữa để điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ. Cùng xem qua những triệu chứng tắc tia sữa thường gặp và phương pháp điều trị tắc tia sữa ở mẹ để có cách điều trị phù hợp nhé.

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị đọng lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn. Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc tia sữa có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, ví dụ như viêm vú hoặc dừng hẳn việc ra sữa, từ đó gây ra nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng tắc tia sữa ở mẹ khi cho con bú: 

  • Mới sinh con: Sau khi sinh con xong, một số mẹ gặp phải một số triệu chứng tắc tia sữa vì nguồn sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng bé vẫn không bú được nguồn sữa này. Việc ứ đọng sữa trong lòng ngực làm cho ngực mẹ căng cứng và có thể khiến mẹ bị sốt. 
  • Sữa mẹ dư thừa: Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa đọng ở trong bầu ngực do bé không bú hết hoặc mẹ không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú xong ra, dẫn đến tắc nghẽn sữa và dẫn đến tắc tia sữa.
  • Ngực chịu áp lực: Việc bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật, không phù hợp với kích cỡ ngực của mình hoặc bồng  bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, khi mẹ ngủ ở tư thế nằm sấp cũng gây ra tình trạng tương tự.
  • Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải các triệu chứng tắc tia sữa. Lực hút của máy hút sữa yếu nên không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
  • Con ngậm vú mẹ không đúng: Khi mẹ cho bé bú nhưng cách bé nằm hoặc ngậm vú bé không thuận hoặc đúng cách làm bé không thể bú đủ lương sữa mà mẹ tiết ra, từ đó dẫn đến lượng sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực mẹ và là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
  • Mẹ không cho bú thường xuyên: Có thể do nguyên nhân mẹ bận rộn nên bạn không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến cáctriệu chứng tắc tia sữa ở mẹ.

3. Các triệu chứng tắc tia sữa ở mẹ

Triệu chứng đau vùng ngực khi mẹ bị tắc tia sữa

Dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng tắc sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Có cảm giác sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.

Dù cho bạn đang ở giai đoạn mới cho con bú sữa mẹ hoặc bé đã bú sữa mẹ được một khoảng thời gian thì tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn có thể xảy ra. Bạn có thể chú ý đến một số khu vực của vú có hiện tượng cứng và khó chịu. Ngoài ra, triệu chứng tắc tia sữa còn thể hiện như:

  • Bầu vú căng to hơn so với bình thường, càng lúc càng tăng lên gây đau nhức, sữa không tiết được ra ngoài hoặc chỉ tiết rất ít, dùng tay vắt hay dùng máy hút cũng không ra sữa.
  • Cảm giác ớn lạnh, sốt, cơ thể mệt mỏi, đau ngày càng tăng lên do bầu ngực bị ứ đọng quá nhiều sữa.
  • Bầu vú sờ vào thấy cứng, chắc, nóng ấm.

Nếu bị tắc tia sữa không điều trị kịp thời và đúng phương pháp người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, quá trình tạo sữa cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như mẹ bị tình trạng tắc tia sữa, dần dần người mẹ ít sữa hoặc sẽ mất sữa.

4. Lời khuyên cho mẹ khi tắc tia sữa

Trường hợp mẹ mới gặp các triệu chứng tắc tia sữa, mẹ cần làm các việc sau khi gặp trường hợp tắc tia sữa : 

Dùng hai bàn tay massage bầu ngực mẹ theo chuyển động tròn để làm mềm bầu ngực giúp làm tan các túi sữa vón cục bên trong. Sau đó, dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau, vừa ép vừa massage để làm tan các vị trí sữa mới đông kết. Massage theo vòng tròn tăng dần từ 20-30 lần sau đó làm ngược lại, thực hiên nhiều lần mỗi bên vú.

Dùng dụng cụ hút sữa, vì áp lực của máy hút sữa khá nhỏ nên chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới bị đông cục, nhưng với trường hợp sữa đã đóng kết thành những mảng lớn, nằm sâu bên trong các ống dẫn sữa thì việc sử dụng máy hút sữa không còn hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có bán dụng cụ hút sữa, giúp hỗ trợ các mẹ hút sữa khi bé không bú hết để sữa lưu thông, tránh bị tắc tia sữa.

Những lời khuyên để mẹ luôn có nguồn sữa dồi dào cho con

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ nhận biết những triệu chứng tắc tia sữa ở bản thân để có những phương pháp điều trị và xử lý phù hợp, để luôn giữ được cơ thể mẹ khỏe mạnh và đem lại nguồn sữa dồi dào cho con.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *