Bệnh sưng đau mắt đỏ do virus gây ra. Đối tượng mắc căn bệnh này có thể là bất cứ ai nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ em do hệ miễn dịch còn kém.
Sưng đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc. Khi lâm vào tình trạng này khiến lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu hay còn gọi là lòng trắng, mạc mi bị viêm nhiễm. Thông thường sưng đau mắt đỏ cấp tính có tần suất xuất hiện cao hơn hẳn.
Bệnh sưng đau mắt đỏ có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào. Không những thế bệnh rất dễ lây lan và tạo thành đại dịch nhất là vào mùa xuân – hè. Biết được những thông tin về bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh được bệnh.
Đối tượng bệnh nhân nhiều nhất
Trẻ em là nhóm bệnh nhân bị sưng đau mắt đỏ nhiều nhất. Cũng bởi vì hệ miễn dịch của các bé còn yếu dễ bị virus tấn công. Trái ngược lại, người già là là đối tượng ít bị căn bệnh này nhất. Bởi vì mô kết mạc của họ đã bị lão hóa làm virus rất khó phát triển.
Thời gian dễ mắc bệnh
Bệnh sưng đau mắt đỏ là do virus nên yếu tố khí hậu, địa lý ảnh hưởng rất lớn tới thời gian mắc bệnh. Nóng, ẩm khiến virus sinh sôi, lan truyền mạnh. Mùa hè nóng cộng thêm mưa nhiều là điều kiện để bệnh bùng phát thành dịch.
Nguyên nhân gây bệnh sưng đau mắt đỏ
Sưng đau mắt đỏ là do virus nhóm Adenos gây ra. Nhóm virus này còn chia thành hàng chục loại khác nhau dựa trên kiểu huyết thanh. Ngoài ra loại vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus influenzae có thể gây ra tổn thương rất nặng ở màng mắt. Vì vậy, mặc dù bạn đã từng bị đau mắt đỏ thì bạn vẫn có nguy cơ tái phát vì cơ thể chỉ miễn dịch đối với loại vi khuẩn đã tấn công trước đây còn những loại khác thì không.
Con đường lây truyền
Bệnh đau mắt đỏ lây chủ yếu qua 3 con đường: hơi thở, nước bọt và tiếp xúc trực tiếp (tay, chân,…).
Dấu hiệu thường thấy của sưng đau mắt đỏ
Bệnh sưng đau mắt đỏ rất dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu thường gặp như:
- Ban đầu người bệnh cảm thấy gai rét, đau rát họng nhẹ, sốt nhẹ (hiếm gặp), nổi hạch ở dưới cằm hoặc sau tai.
- Sau 5 – 7 ngày tiếp theo: vùng mắt bị đỏ, sưng tấy, cảm giác rát cộm, ngứa ngáy khó chịu tăng dần nhưng không ảnh hưởng nhiều tới thị lực.
- 5 ngày sau: các triệu chứng sẽ giảm dần và mắt bớt đỏ.
Nhìn vào mắt người bệnh có lây không?
Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ chắc chắn không lây bệnh. Con đường lây bệnh chủ yếu là qua đường hô hấp và dịch tiết của người bệnh. Khi bạn tiếp xúc với cơ thể, nước bọt, nước mắt của người bệnh thì mới lây.
Biến chứng của bệnh sưng đau mắt đỏ
Nếu bị bệnh kéo dài mà không biết cách chăm sóc, điều trị dễ để lại biến chứng đau mắt đỏ như: viêm giác mạc, giảm thị lực, để lại sẹo trong mắt hoặc mù lòa. Không những thế có bệnh nhân còn bị viêm tuyến lệ, sẹo kết mạc nặng, khô mắt và nhiều triệu chứng phiền toái khác.
Phòng tránh bệnh sưng đau mắt đỏ
Với người bị sưng đau mắt đỏ cần phải được nghỉ ngơi tại nhà, cách ly ngay vì môi trường trường học rất dễ gây bùng phát bệnh. Người bệnh đau mắt đỏ cũng cần phải sử dụng các vật dụng riêng biệt, đặc biệt là chén bát, khăn, chăn, gối,… vì những vật dụng này có nguy cơ cao bị dính dịch tiết có chứa vi khuẩn của người bệnh. Bên cạnh đó, việc vệ sinh mắt hằng ngày một cách khoa học cũng là cách giúp bệnh có diễn tiến tốt và mau lành hơn.
Để phòng ngừa virus đau mắt đỏ nhất là trong mùa dịch, bạn hãy tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Nên rửa mắt với nước muối sinh lý hàng ngày và không nên đến những vùng có dịch nếu không cần thiết.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.