Mổ trào ngược dạ dày thực quản là một vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm và thắc mắc. Chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin trước khi tiến hành phương pháp này nhé.
1. Các trường hợp không được mổ trào ngược dạ dày
- Bệnh nhân có thể trạng yếu, không chịu được quá trình phẫu thuật.
- Bệnh nhân bị ung thư thực quản.
- Người già, người mắc nhiều bệnh liên quan một lúc.
Các trường hợp không được phẫu thuật nội soi:
- Bệnh nhân cổ trướng khu trú hoặc tự do.
- Các trường hợp đã từng mổ tắc ruột hoặc mổ viêm phúc mạc.
- Người bị thoát vị rốn hoặc thoát vị thành bụng.
- Người bị bệnh về tâm phế mãn, bệnh mạch vành, van tim…
- Các trường hợp rối loạn đông máu.
- Người bị nhiễm khuẩn thành bụng.
2. Khi nào bệnh nhân nên cân nhắc mổ trào ngược dạ dày?
Khi bệnh nhân ở một trong những trường hợp sau đây:
– Thuốc không thể chữa khỏi hoặc một số triệu chứng vẫn dai dẳng dù đã sử dụng thuốc.
– Các triệu chứng trào ngược dạ dày chỉ hết khi uống thuốc nhưng lại trở lại ngay sau khi ngừng thuốc.
– Khi bệnh nhân không muốn dùng thuốc tây lâu dài và đối mặt với nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.
3. Mổ trào ngược dạ dày như thế nào và có lợi ích gì?
Ngày nay, các bác sĩ thông thường sẽ thực hiện mổ nội soi cho các trường hợp trào ngược dạ dày. Lợi ích của phương pháp này bao gồm là:
– Chỉ cần nằm viện trong khoảng 2-3 ngày.
– Có thể trở lại làm việc trong vòng một tuần hoặc sớm hơn.
– Không để lại sẹo sau vài tuần.
– Giảm hẳn đau đớn và chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đơn giản.
4. Mổ trào ngược dạ dày được tiến hành ra sao?
Phát hiện trào ngược dạ dày phải có thể tiến hành mổ trào ngược dạ dày sẽ tái tạo lại cơ chế ngăn cản thức ăn bị mất. Đưa dạ dày chúng ta ở ngực trở lại vị trí ban đầu (tức là ở ổ bụng) và gia cố van thực quản. Một phần của dạ dày sẽ được bác sĩ quấn quanh đầu dưới của thực quản để các van hoạt động hiệu quả hơn.
5. Những biến chứng sau khi mổ trào ngược dạ dày
Hẹp thực quản là do van thắt quá chặt:
Thông thường, hầu hết các bệnh nhân sau mổ trào ngược dạ dày sẽ có các hiện tượng khó nuốt do thực quản hẹp hơn sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, biến chứng này có thể sẽ hết sau khi các bạn sử dụng thuốc hoặc nhịn ăn. Nếu tình trạng này diễn ra lâu và bác sĩ sẽ nội soi để nong rộng thực quản. Viêm phúc mạc dạ dày do thực quản bị thủng và dạ dày bị phình vị. Tuy nhiên, những biến chứng này rất hiếm gặp.
Tái phát bệnh:
Trường hợp này sẽ rất dễ xảy ra sau một thời gian phẫu thuật. Các trường hợp phẫu thuật van dạ dày quá rộng cũng sẽ dễ tái phát hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản chính là một căn bệnh thường gặp. Bệnh khá là khó chữa triệt để bằng các phương pháp nội khoa hay dùng thuốc. Do đó, chi phí chữa bệnh bằng thuốc thường khá cao. Chính bởi vậy, rất nhiều bệnh nhân quan tâm tới việc mổ trào ngược dạ dày đưa ra các quyết định phù hợp và ít tốn kém hơn cho bản thân.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.