Phải làm gì khi bị chấn thương sọ não nhẹ?

Chấn thương sọ não nhẹ là một dạng của tình trạng chấn thương sọ não nhưng ở mức nhẹ hơn. Tuy nhiên nếu chúng ta không kịp thời xử lý thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương não hay thậm chí ảnh hưởng tính mạng. Do đó, hãy cùng tìm hiểu chấn thương sọ não nhẹ là gì và cách xử trí kịp thời khi chẳng may mắc phải.

Chấn thương sọ não là tình trạng vùng đầu bị chấn thương, có thể làm chảy máu não. Mọi tác động bên ngoài đều có khả năng làm chấn thương, nếu chấn thương sọ não nhẹ thì bệnh nhân mất ý thức dưới 30 phút. Bởi chấn thương sọ não làm rối loạn hoạt động của các tế bào dẫn đến mất ý thức tạm thời. Trường hợp chấn thương đầu nặng thì có thể bị rách, bầm tím các tế bào mô não. 

Chấn thương sọ não nhẹ là gì?

Chấn thương sọ não nhẹ còn được gọi là chấn thương não, xuất hiện ở bệnh nhân chấn thương vùng đầu. Hiện vẫn chưa có số liệu chính xác về phần trăm các bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ hồi phục nhanh chóng các triệu chứng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia y tế cho rằng triệu chứng sẽ hết hoàn toàn sau một vài tháng.

Trong trường hợp chúng kéo dài hơn 6 tháng thì sẽ biến mất hoặc giảm đi rất nhiều trong khoảng 1 năm sau chấn thương. Bệnh cũng thường không để lại di chứng cho bệnh nhân về khả năng nhận thức và hành vi. Nhưng chẩn đoán tình trạng này đôi khi khá phức tạp bởi triệu chứng thần kinh hoàn toàn có khả năng do các chấn thương tại cơ quan khác gây nên.

Chẳng hạn triệu chứng đau đầu của bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ do tai nạn có thể kéo dài vài tháng. Sau khi đến thăm khám bác sĩ họ sẽ phát hiện ra nguyên nhân đau đầu là do chấn thương vùng cổ chứ không phải tổn thương trực tiếp ở vùng đầu. Do đó bệnh nhân cần được phát hiện đúng để có biện pháp trị liệu thích hợp.

Cách phát hiện chấn thương sọ não nhẹ

Triệu chứng điển hình của chứng này chính là lẫn, hay quên, mất trí nhớ tạm thời. Chúng có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc sau một khoảng thời gian ngắn nhất định.

Chứng hay quên thường là tình trạng bệnh nhân mất trí nhớ về lúc xảy ra chấn thương. Song thường gặp phải tình trạng mất khả năng nhớ hiện tượng trước và sau chấn thương vùng đầu hơn cả. Các chuyên gia có thể đánh giá chứng hay quên bằng cách đề nghị bệnh nhân lặp lại những câu hỏi đã được trả lời. Sự tồn tại, thời gian mất tri giác, lẫn lộn và quên là những chi tiết được xem là tương đối quan trọng. Nhờ nó chúng ta mới hiểu được mức độ nặng nhẹ của tổn thương cũng như nguy cơ biến chứng có thể xảy đến.

Chứng hay quên có thể được đánh giá bằng cách đề nghị bệnh nhân lặp lại những câu hỏi đã được trả lời.

Các triệu chứng bệnh xuất hiện sớm thường là đau đầu, chóng mặt, mất nhận thức, buồn nôn và nôn. Sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày thì bệnh nhân có thể phản ánh về tình trạng tâm trạng, tinh thần thay đổi, nhạy cảm với tiếng động, ánh sáng đồng thời rối loạn giấc ngủ. Một số trường hợp bệnh nhân chấn thương sọ não không có những dấu hiệu trên.

Chúng ta có thể quan sát được một số biểu hiện ở người mắc bệnh. Chẳng hạn như họ thường nhìn chằm chằm trong vô định và khả năng phản ứng với câu hỏi cũng chậm đi. Thậm chí khi theo dõi các tình huống thì khả năng phản xạ cũng chậm hẳn.

Ngoài ra, bệnh nhân còn tập trung kém, mất định hướng và có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ như nói lí nhí, nói lắp hoặc trúc trắc khi nói. Khả năng phối hợp đồng vận (không thể đi theo đường thẳng, đi vấp) và kiểm soát cảm xúc trước các tình huống cũng mất đi. Đáng lo ngại nhất là tình trạng mất trí nhớ tạm thời.

Cách xử lý bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ

Điều đầu tiên chúng ta cần phải làm khi nghi ngờ chấn thương sọ não nhẹ là đưa họ đến bệnh viện để chẩn đoán ngay. Nếu điều trị tại bệnh viện thì bệnh nhân sẽ được theo dõi sít sao và có thể được cho sử dụng những loại thuốc giảm đau nhẹ hoặc thuốc chống nôn ói. Người bệnh sẽ không được ăn uống gì trước khi có chỉ thị tiếp theo. Họ có thể được chụp cắt lớp não, xương hoặc cổ, chụp X-quang nếu cần.

Tuy nhiên đa số bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ thường sẽ được cho ra viện về nhà. Việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà thường phải tuân thủ một số quy tắc như phải được nghỉ ngơi tĩnh trong hôm đó. Bạn nên dùng các bọc đá để lên những vùng sưng, đau.

Để thực hiện chúng ta có thể bọc các viên đá, hạt đậu đông lạnh hay một gói đá thể thao trong khăn bông. Lưu ý tránh việc đặt trực tiếp đá lên da. Chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau đơn giản như Paracetamol cho bệnh nhân, nhưng phải kiểm tra để dùng thuốc đúng liều và chỉ định.

Bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ nên được nghỉ ngơi tĩnh trong ngày hôm đó tại nhà.

Bệnh nhân nên tránh sử dụng Aspirin khi đang điều trị bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện lú lẫn hoặc hay quên thì gia đình cần phối hợp chăm sóc và giám sát 24 tiếng đồng hồ sau chấn thương. Trên đây là một số lưu ý mà bạn nên lưu ý để có thể kịp thời xử lý và chăm sóc tốt nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *