Tổng hợp những nhóm thuốc tây chữa viêm đại tràng co thắt

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều thuốc tây chữa viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào vừa có hiệu quả cao vừa ít gây tác dụng phụ là vấn đề mà bạn cần tìm hiểu.

Viêm đại tràng co thắt là chứng bệnh phổ biến, thường gặp ở người trưởng thành, nhất là người có tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Khi mắc phải căn bệnh này thì điều đầu tiên bạn cần làm là đến bệnh viện để các bác sĩ tham khám và lên kế hoạch chữa viêm đại tràng bằng Tây y. Sau đây là những nhóm thuốc thường dùng cho bệnh viêm đại tràng co thắt mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng nên biết.

1. Nhóm thuốc ức chế cơ trơn

Mỗi khi lên cơn đau quặn bụng do viêm đại tràng, các bác sĩ sẽ kê cho bạn nhóm thuốc ức chế cơ trơn, bao gồm: Spasmaverin hoặc Phloroglucinol. Trong đó, Phloroglucinol có tác dụng ly giải co thắt trên sợi cơ trơn do đó làm dịu cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình dùng phloroglucinol, không được phối hợp với các thuốc có tác dụng gây co thắt mạnh như Morphin và các dẫn xuất của Morphin. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú cần dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc này gây một số tác dụng phụ như: phát ban, nổi mề đay, phù Quincke.

Spasmaverin là thuốc chữa bệnh viêm đại tràng có tác dụng giảm đau bụng do rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Thuốc không được áp dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ  nhỏ, những người bị huyết áp thấp, người bị tắc ruột hoặc bán tắc, liệt ruột hoặc những trường hợp bị đau không rõ nguyên nhân. Thuốc có hiệu quả cao nhưng cũng để lại không ít tác dụng phụ như: nổi mề đay, phù thanh quản, thậm chí có thể gây sốc.

Phloroglucinol có tác dụng làm dịu cơn đau hiệu quả

2. Nhóm thuốc trị đầy hơi, chướng bụng

Theo các bác sĩ, Trimebutine maleate, Domperidol là những loại thuốc trị đầy hơi, chướng bụng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, Domperidol gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt có thể gây đột tử, nhất là ở những đối tượng có rối loạn nhịp tim, người trên 60 tuổi. Ngoài ra, không được sử dụng Domperidol khi đang xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thủng đường tiêu hóa, bệnh nhân có khối u tuyến yên tiết prolactin (prolactinoma) và bà mẹ đang cho con bú.

Trimebutin có thể gây các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu… Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số men tiêu hóa, nhất là các loại lấy từ dịch tụy lợn, bò (pancreatin) hoặc dược chất có tác dụng lợi mật, thông mật để điều trị đầy hơi, chướng bụng.

Trimebutin thuộc nhóm thuốc chữa đầy hơi, chướng bụng do viêm đại tràng co thắt

3. Nhóm điều trị phân lỏng, nát…

Phân lỏng, nát, không thành khuôn là một triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng co thắt. Điều trị biểu hiện này cần dùng thuốc Smectite intergrade hoặc Loperamid.

Smectide intergrade có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa nên bảo vệ niêm mạc tiêu hóa một cách toàn diện. Thuốc nên được dùng sau ăn và uống với nhiều nước. Nên uống sau ăn và uống thêm nước. Smectide intergrade gây một số tác dụng phụ như táo bón hoặc đầy hơi, nôn hoặc buồn nôn. Đối với các đối tượng bao gồm: phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ, người cao tuổi muốn sử dụng thuốc cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Thuốc Loperamid được dùng để khắc phục triệu chứng tiêu chảy do viêm đại tràng co thắt ở người lớn. Thuốc không được khuyến cáo cho người bị viêm đại tràng co thắt vì nó gây các tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, có thể xuất hiện cơn đau bụng, buồn nôn, khô miệng, đôi khi gây táo bón. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Loperamid khắc phục hiệu quả tiêu chảy do viêm đại tràng

Khi nghi ngờ mắc viêm đại tràng co thắt, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị, không nên tự ý chẩn đoán và dùng thuốc bừa bãi.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *