Nắm rõ những triệu chứng bị lông quặm sẽ giúp bạn nhanh chóng điều trị bệnh. Việc lơ là, bỏ qua các triệu chứng bị lông quặm sẽ khiến bệnh trở nặng hoặc thậm chí mù lòa
Triệu chứng bị lông quặm
1. Lông quặm là gì?
Bệnh lông quặm xảy ra do lông mi mọc bị sai và hướng vào bên trong mắt, các lông mi mọc sai hướng này có thể nằm cả ở trên mi mắt hoặc đôi khi chỉ phân bổ ở một số đoạn nhỏ.
2. Triệu chứng bị lông quặm như thế nào?
Triệu chứng bị lông quặm rất dễ nhận biết do lúc này, đôi mắt của bạn bị kích thích. Những triệu chứng bị lông quặm điển hình bao gồm:
- Ngứa, đỏ mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Người bệnh có dấu hiệu đau mắt, dễ chảy nước mắt.
- Vài trường hợp, triệu chứng bị lông quặm sẽ không rõ ràng, hoặc không có bất kỳ triệu chứng gì, người bệnh chỉ cảm thấy mắt nhìn mờ đi.
Các triệu chứng bị lông quặm vừa kể trên đôi khi thường bị nhầm với các bệnh về mắt khác. Chính vì vậy, lời khuyên là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa về mắt khi thấy có dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không nên dụi mắt hay chà xát mắt mạnh vì điều đó chỉ khiến giác mạc của bạn bị tổn thương thêm mà thôi.
Các dấu hiệu bị lông quặm trên đây cũng chỉ là điển hình, mỗi người khi mắc bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chính vì vậy, không nên chủ quan vì nếu lông mi thường xuyên cọ xát vào giác mạc trong thời gian dài sẽ làm mòn giác mạc thậm chí bị loét.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lông quặm là gì?
Tìm hiểu rõ về bệnh lông quặm, triệu chứng bị lông quặm, đặc biệt là hiểu về nguyên nhân dẫn đến bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng bệnh được tốt hơn.
Về nguyên nhân dẫn đến bệnh lông quặm thì có rất nhiều nguyên nhân. Bệnh xảy ra có thể do mắt bị nhiễm trùng, mí mắt bị sưng viêm, bị bệnh nấm mắt, mắc các bệnh tự miễn hoặc bị chấn thương.
Một số bệnh lý làm bạn tăng nguy cơ bị lông quặm phải kể đến một số bệnh sau:
- Bệnh Herpes Zoster – đây là căn bệnh nhiễm trùng da, người bệnh bị nổi ban đỏ kèm bọng nước. Bệnh gây ảnh hưởng nếu xuất hiện xung quanh mắt, gây ra hiện tượng lông quặm.
- Bị các chấn thương về mắt như bỏng, bị bọng nước.
- Bị bệnh mắt hột – đây là bệnh gây nhiễm trùng mắt ở mức độ nặng, viêm bờ mi mãn tính – đây là một bệnh lý phổ biên do các hạt chứa dầu và vi khuẩn phát triển gần rìa mí mắt, khiến cho mí mắt bị sưng viêm.
Điều trị bệnh lông quặm như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng bị lông quặm mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên cách phổ biến vẫn là phẫu thuật. Các thủ thuật phẫu thuật được sử dụng có thể kể đến như triệt hoặc tái định vị lông mi, nang lông.
Để ngăn ngừa lông quặm tái phát sau phẫu thuật, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc doxycycline. Loại thuốc này còn có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế các nguyên bào sợi cơ ở người đau mắt hột.
Bên cạnh việc phẫu thuật, nếu tình trạng bệnh lông quặm của bạn vẫn ở tình trạng nhẹ thì có thể sử dụng chất bôi trơn. Các loại chất bôi trơn bạn có thể sử dụng là nước mắt nhân tạo hay thuốc mỡ. Chúng sẽ giúp giảm kích thích mắt của bạn khi các sợi mi cọ xát, hạn chế tình trạng ngứa mắt, đỏ mắt hay chảy nước mắt.
Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn như có bóng nước ở mắt hay người bệnh bị hội chứng Stevens-Johnson, những bệnh này là nguyên nhân dẫn đến lông quặm thì người bệnh cần phải được điều trị nội khoa.
Bạn cần lưu ý, đây là những cách điều trị triệu chứng bị lông quặm điển hình để bạn tham khảo. Bạn không được tự ý điều trị, hay mua thuốc về sử dụng mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Làm gì để hạn chế mắc bệnh lông quặm?
Để phòng tránh bệnh lông quặm thì cách tốt nhất là luôn chú ý để mọi biểu hiện bất thường của mắt. Không nên chủ quan về bất cứ dấu hiệu bệnh nào. Bệnh lông quặm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở nên nghiêm trọng và làm hại đến mắt thậm chí gây mù lòa.
Khi mắc các bệnh liên quan về mắt như đau mắt hột, sụp mi hoặc những căn bệnh thì bạn nên chủ động chữa trị nhanh chóng, để bệnh không biến chứng thành lông quặm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến những bệnh khác – nguyên nhân dẫn đến lông quặm – như viêm bờ mi. Bệnh này, không chỉ là nguyên nhân của lông quặm, mà một khi trở thành mãn tính sẽ rất khó chữa.
Bài viết vừa mang đến cho bạn thông tin sơ bộ về triệu chứng bị lông quặm. Lưu ý rằng, mọi thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh, hoặc nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị lông quặm thì cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán bệnh. Mọi hành động tự ý điều trị hoặc lơ là triệu chứng bị lông quặm chỉ khiến tình trạng bệnh của bạn nặng thêm hoặc thậm chí mù lòa.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.