Uống kháng sinh quá liều có nguy hiểm không?

Uống kháng sinh quá liều có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Nếu lỡ uống thuốc quá liều lượng cho phép thì bạn cần làm gì để không nguy hại cho cơ thể? Và cách sử dụng kháng sinh như thế nào là hiệu quả nhất?

Kháng sinh là loại thuốc được dùng phổ biến nhất trong cuộc sống. Tuy vậy, có nhiều trường hợp do bất cẩn hoặc cố tình khiến chúng ta lỡ uống quá liều lượng quy định. Lúc này bạn cần làm gì để không bị tác dụng phụ do kháng sinh mang lại? Hãy theo dõi kỹ bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất nhé.

Uống kháng sinh quá liều có nguy hiểm không?

Kháng sinh hay còn gọi với cái tên trụ sinh được chiết xuất từ vi sinh vật và nấm. Mục đích giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Từ đó từng bước đẩy lùi bệnh tật và hồi phục sức khỏe ban đầu cho người bệnh.

Mặc dù có tác dụng chữa trị rất hiệu quả nhưng cũng tương tự như nhiều loại thuốc khác, khi lạm dụng kháng sinh mang lại nhiều nguy cơ bất lợi đáng lo ngại.

Nhất là khiến xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc như tụ cầu kháng methicilline, khuẩn salmonela hay phế cầu kháng penicilline,.. Các vi khuẩn này khi xuất hiện càng nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí là nguyên nhân tử vong hàng đầu nếu không được điều trị kịp thời.

Tác dụng phụ khi uống kháng sinh quá liều cho phép

Sử dụng kháng sinh cũng tựa như con dao hai lưỡi. Không phải cứ uống càng nhiều thì sẽ càng mau đẩy lùi bệnh. Mà ngược lại, chúng ta chỉ nên uống kháng sinh trong giới hạn liều lượng cho phép. Khi uống kháng sinh quá liều sẽ dẫn tới các hệ lụy sau:

Uống kháng sinh quá liều sẽ dẫn tới nguy cơ ngộ độc

Gây ngộ độc nghiêm trọng: Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi dùng kháng sinh thuốc sẽ được hấp thụ và chuyển hóa qua gan và đào thải qua đường thận. Ở trẻ em do gan và thận vẫn còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên nếu lạm dụng kháng sinh quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc nguy hiểm tới tính mạng.

Dị ứng, tiểu đường và nguy cơ béo phì: Nguyên nhân là bởi vì thuốc kháng sinh khi đi qua đường ruột sẽ tác động với một số chất như ibuprofen và acetaminophen vốn là các chất giảm đau, hạ sốt hay dùng cho trẻ nhỏ. Vì thế nếu uống kháng sinh dài ngày sẽ dễ gây ra tình trạng dị ứng hoặc tiểu đường và béo phì khó kiểm soát.

Tình trạng kháng thuốc: Dùng thuốc quá liều hoặc uống kháng sinh thời gian dài dễ gây ra tình trạng kháng thuốc, lờn thuốc. Đó là khi mà các vi khuẩn có hại trong cơ thể không bị tiêu diệt bởi kháng sinh nữa, thay vào đó chúng phát triển mạnh hơn, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Nguy cơ bị tiêu chảy: Nếu tự ý dùng kháng sinh không có chỉ dẫn từ bác sĩ thì rất dễ xảy ra hiện tượng tiêu chảy đáng lo ngại ở cả người lớn và trẻ em.

Do vậy, để hạn chế tới mức thấp nhất tác dụng phụ do kháng sinh mang lại, cũng như phát huy hiệu quả điều trị bệnh, chúng ta cần thực hiện theo chỉ dẫn sau.

Nên uống kháng sinh như thế nào để phát huy hiệu quả chữa bệnh?

Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ. Không dùng kháng sinh của người khác để chữa các bệnh tương tự cho bản thân.

Khi mắc bệnh hãy đến thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn để chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị phù hợp nhất.

Nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh

Bên cạnh đó, hãy tuân thủ theo liều lượng, cách dùng và thời gian uống thuốc như trong đơn thuốc. Trường hợp lỡ quên một liều thì bạn nên uống liều kế tiếp trong thời gian tiếp theo như bình thường. Không nên uống gấp đôi sẽ gây ra biến chứng rất nguy hiểm.

Ngoài ra, nếu uống kháng sinh quá liều cho phép thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp hợp lý nhé.

Uống kháng sinh cần đúng và đủ liều lượng quy định thì mới triệt tiêu hoàn toàn vi khuẩn có hại giúp chữa lành bệnh tật. Do vậy, bạn hãy kiên trì dùng hết thuốc mà bác sĩ kê đơn. Không nên ngừng thuốc khi cảm thấy đã khỏi, vì như vậy sẽ giúp vi khuẩn được dịp bùng phát mạnh mẽ, tấn công gây hại cho cơ thể.

Song song đó, hàng ngày bạn nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để phòng chống nhiễm khuẩn và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh nhất. Cần thường xuyên bổ sung nước ép trái cây như chanh, cam, cà rốt tăng hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại sức khỏe. 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *