Bệnh viêm đại tràng gây sốt cho người bệnh là hoang mang của rất nhiều bệnh nhân. Và tình trạng này phải khắc phục như thế nào?
1. Bệnh viêm đại tràng gây sốt cho bệnh nhân không?
Nhiều người thắc mắc bệnh viêm đại tràng có gây sốt cho người mắc bệnh không? Bạn nên hiểu biết rõ về những triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh viêm đại tràng sau:
Cảm thấy đau bụng và bị chuột rút:
Tình trạng viêm loét ruột, viêm đại tràng tác động đến các lớp lót bên trong của trực tràng và đại tràng. Điều này có thể sẽ gây xước ở đường tiêu hóa nên dẫn tới tình trạng chuột rút bụng nghiêm trọng, đau đớn, thậm chí buồn nôn.
Cảm thấy khó chịu ở bụng:
Người bệnh cảm thấy nặng bụng, thậm chí có cảm giác có khối đá đè trong bụng. Khi đi “đại tiện” hay “trung tiện” thì cảm giác này có thể giảm xuống. Còn khi bị táo bón thì cảm giác này càng tăng lên.
Đi ngoài phân có máu:
Ở một số ca bệnh viêm đại tràng, người bệnh có thể bị đi ngoài ra máu, đôi khi phân có mủ hoặc chất nhầy.
Cảm giác muốn đi ngoài:
Một số bệnh nhân bị bệnh viêm đại tràng gây sốt thường liên tục có cảm giác sôi sục trong ruột muốn đi tiêu ngay lập tức. Rối loạn đại tiện cũng rất dễ xảy ra và triệu chứng chủ yếu là đi tiêu lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu, mót rặn, “đi ngoài” xong đau trong hậu môn. Đây cũng có thể coi là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng gây tiêu chảy.
Hay bị tỉnh giấc trong đêm:
Người bệnh viêm đại tràng luôn có cảm giác như có lửa đốt trong đại tràng nên dễ thường xuyên bị tỉnh giấc trong đêm do phải liên tục đi ngoài.
Sụt cân:
Tình trạng viêm đại tràng gây cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và kalor của cơ thể. Đó cũng là lý do mà người bị viêm đại tràng thường bị thiếu hụt dinh dưỡng và gặp khó khăn trong việc duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
Như vậy, hiện tại chưa có bằng chứng hay khẳng định của bác sĩ nào chứng minh bị viêm đại tràng gây sốt cho người mắc bệnh.
2. Phải làm sao khi bị bệnh viêm đại tràng?
Bệnh viêm đại tràng gây sốt là chưa có chứng minh chính xác. Tuy nhiên, nếu bị chuẩn đoán là viêm đại tràng thì bạn phải có biện pháp điều trị ngay.
Điều trị bằng Tây y.
-Sử dụng nhóm thuốc chống viêm, bao gồm: Mesalamine, balsalazide (Colazal), Sulfasalazine (Azulfidine), olsalazine (Dipentum) … có công dụng chống viêm, giảm viêm tại đường tiêu hóa.
-Nhóm thuốc thứ 2 thường được sử dụng là thuốc kháng sinh: theo kê đơn của bác sĩ, giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự lây nhiễm đối với viêm tá tràng do vi khuẩn, ký sinh trùng, lao…
-Nhóm thuốc thứ 3 là thuốc chống đau và chống co thắt đại tràng; Công dụng chính là giảm đau, điều hòa rối loạn cơ năng, nhu động ruột. Đặc biệt, nó hiệu quả trong giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, rối loạn vận động của đại tràng.
Như vậy, thuốc Tây có tác động trực tiếp đến khu bị viêm nhiễm, có hiệu quả giảm đau, giảm viêm đại tràng gây sốt và các triệu chứng khác của bệnh một cách nhanh chóng. Điều trị bằng cách này thường có hiệu quả cao với bệnh viêm đại tràng cấp tính, thời gian điều trị nhanh.
Điều trị viêm đại tràng bằng Đông y.
Thuốc Đông y chữa bệnh viêm đại tràng có thể được tiến hành theo 2 hướng:
-Biện chứng luận trị: thường dựa trên chứng trạng cụ thể để chọn các vị thuốc, bài thuốc phù hợp với người bệnh. Chẳng hạn; bệnh nhân bị đại tràng thể can tỳ bất hoà sẽ dùng phép trị can phù tỳ, thể tỳ vị hư nhược sẽ dùng phép trị kiện tỳ ích vị…
-Biện bệnh luận trị: sẽ dựa trên cơ chế bệnh sinh để xây dựng phác đồ điều trị viêm đại tràng chung cho nhiều thể bệnh. Với bệnh viêm đại tràng mãn tính, nguyên tắc cơ bản là thanh nhiệt, bổ tỳ ích tràng, hoạt huyết hoá ứ.
Dù chữa bằng biện pháp nào thì bệnh nhân cũng phải tham khảo ý kiến dược sĩ, y sĩ để tránh chữa bừa chữa không đúng khiến bệnh trầm trọng hơn nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.