Bệnh suy thận là gì? Có nguy hiểm không?

Theo Y học, suy thận là hiện tượng suy giảm chức năng thận, khi mà cơ thể bài tiết các chất cặn bã không được triệt để dẫn tới sự tồn động các chất độc.

1. Bệnh suy thận là gì?

Suy thận là một bệnh lý âm thầm nhưng trong thời gian dài, trong nhiều trường hợp có thể tránh được nếu phát hiện và điều trị kịp thời, phát hiện bệnh sớm có thể giúp ngăn ngừa suy thận cũng như việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.

Bệnh suy thận được chia làm 2 loại: suy thận cấp tính và suy thận mãn tính:

  • Suy thận cấp tính là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, không thể cân bằng nước và điện giải. Suy thận cấp tính có thể diễn ra rất nhanh, chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày. Suy thận cấp tính có thể gây tử vong, do đó nếu mắc phải bệnh này cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ.
  • Suy thận mãn tính là kết quả thận đã mất dần chức năng và tùy thuộc bệnh thận đang ở mức độ nguy hiểm như thế nào. Vì khi thận bị suy ở thể mãn tính thì thường các chất dịch, chất thải tích tụ trong máu và cơ thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận

Bệnh suy thận thường bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính là viêm cầu thận cấp và sao huyết áp (lâu ngày hoặc áp lực quá cao gây hư hại cầu thận). Ngoài ra, còn có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đêm nhiều lần.

Bệnh suy thận có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường

Những thói quen sống thiếu khoa học và khẩu phần ăn nhiều chất độc hại có thể khiến thận suy giảm chức năng:

  • Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng lớn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thận.
  • Uống nước ngọt và nước có ga sẽ khiến nồng độ pH trong cơ thể bị thay đổi, mà thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể. Nên khi uống các loại nước ngọt trong thời gian dài và liên tục sẽ tạo gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất hư hại thận.
  • Bánh mì ngọt chứa nhiều chất phụ gia làm bánh mềm và thơm ngon hơn, những chất này sẽ tác động xấu cho hệ thần kinh trung ương, máu và thận.
  • Lạm dụng muối: chế độ ăn mặn với quá nhiều muối dễ gây ra huyết áp cao, khiến lượng máu trong thận khó lưu thông ổn định dẫn đến những tổn hại cho sức khỏe của thận.
  • Uống ít nước sẽ làm giảm lượng nước tiểu nghĩa là các chất thải và độc tố trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các bệnh lâm sàng thường thấy như sỏi thận, thận ứ nước có mối quan hệ chặt chẽ với việc không uống đủ nước mỗi ngày.

3. Bệnh suy thận nguy hiểm tới đâu?

Bệnh suy thận được chia làm 4 cấp độ, ở độ 1 tức là chức năng của thận bị giảm khoảng 25% so với mức độ bình thường. Dù chức năng của thận mới chỉ là suy giảm ¼ nhưng đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều cơ quan khác, khiến chất lượng cuộc sống người bệnh bị giảm sút. Những biểu hiện của suy thận độ 1 thường nhẹ và vừa, các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, đau tức hai bên sườn, thiếu máu nhẹ… thường không rõ rệt, nếu người bệnh không đi kiểm tra thì sẽ không đi kiểm tra thì sẽ không biết mình mắc bệnh.

Tuy nhiên điều trị suy thận nên càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện bệnh đang ở độ 1, người bệnh cần chữa trị hiệu quả thì tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn là 95%. Tuy nhiên, nếu không chữa trị sớm, để bệnh tiến triển sang cấp độ khác thì chắc chắn sẽ rất nguy hiểm.

Như vậy, có thể thấy, bệnh suy thận gây ra những hậu quả về sức khỏe rất đáng lo ngại. Do đó, mọi người cần có chế độ ăn uống và chế độ sống khoa học để phòng ngừa bệnh này.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *