Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày và những biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày
- Thói quen ăn uống.
Các thói quen ăn uống thiếu khoa học hàng ngày lâu dần có thể gây viêm niêm mạc dạ dày. Theo đó, bạn nên tránh ăn đồ ăn cay nóng, chua, đồ ăn lên men lâu ngày, có chứa chất béo, cũng không nên uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá.
Ngoài ra, ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn khuya, vừa làm vừa ăn, ăn quá no hoặc để bụng quá đói cũng là những nguyên nhân dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày.
- Tác dụng phụ của thuốc.
Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau (aspirin, ibuprofen…), naproxen (Aleve…); thuốc kháng sinh; thuốc chứa corticoid… cũng sinh ra một số tác dụng phụ dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Ảnh hưởng của hóa chất.
Việc tiếp xúc với nhiều loại hóa chất như acid, bụi kim loại, hóa chất từ thực phẩm… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày.
- Yếu tố môi trường.
Các yếu tố như: môi trường sống ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.
- Yếu tố tâm lý.
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới chức năng hoạt động của dạ dày mà không phải ai cũng biết và chú ý đến. Ở những người thường xuyên lo lắng, stress kéo dài, sợ hãi, áp lực công việc quá nhiều, các bệnh về dạ dày có nguy cơ xảy ra rất cao và khó chữa trị.
- Một số bệnh lý khác.
Các bệnh có liên quan tới chức năng dạ dày và gây ra các bệnh viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính là bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh Crohn, bệnh trào ngược dịch mật, bệnh suy gan, suy thận,…
2. Cách điều trị viêm niêm mạc dạ dày
Bài 1: Bồ công anh 1 nắm, hạ khô thảo nửa nắm sắc uống, ngày 3 lần, uống 1/2 – 1 tháng.
Bài 2: Bạch hoa xà thiệt thảo 200g, báu chỉ liên 100g (chữa cả ung thư dạ dày), rửa sạch, đổ ngập nước và đun sôi nhỏ lửa cho lăn tăn 2 – 3 tiếng, gạn nước uống cả ngày, uống đều 1 – 2 tuần.
Bài 3: Quả dừa tươi, 3 quả cho 3 ngày. Khoét nắp cho ít vôi ăn trầu vào, đem đun trên bếp than, lúc nước dừa sôi tràn ra thì để nguội ăn cả cái lẫn nước.
Bài 4: Lạc sống ăn ngày 3 lần, mỗi lần 12 hạt trước bữa ăn, ăn 1 – 3 tuần. Ăn lạc sẽ tạo được lớp keo bao phủ dạ dày, chất dầu trong lạc sống có tác dụng hạn chế dịch vị và axit gây viêm loét dạ dày, chặn sự lan rộng của tổn thương, thu hẹp và làm lành vết thương.
Trên đây chỉ là 1 số cách điều trị tạm thời, khi phát hiện triệu chứng bạn vẫn nên đến gặp bác sỹ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp tính nếu được điều trị sớm sẽ được chữa khỏi nhanh chóng và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để bệnh dây dưa kéo dài và tiến triển sang thể mạn tính có thể khiến niêm mạc dạ dày biến đổi từ viêm phì đại sang viêm teo hoặc từ viêm niêm mạc dạ dày sang loét gây xuất huyết dạ dày, thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.