Bệnh cao huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm, có khả năng cướp đi tính mạng của người bệnh. Các thầy thuốc đông y đưa ra giải pháp tự bấm huyệt chữa cao huyết.
1. Bấm huyệt ở “Rãnh huyết áp”
Ở các năm gần đây, biện pháp bấm huyệt tai để phòng chữa các bệnh về cao huyết áp đã được nhiều người áp dụng hiệu quả. Theo các chuyên gia y học của Trung Quốc cho biết ở tai có rất nhiều điểm huyệt mạch. Có tầm ít nhất gồm 12 kinh mạch ở vị trí nhiều điểm ở chỗ vùng tai.
Khi nào có 1 bộ phận của cơ thể tổn thương thì ngay lập tức điều này sẽ tác động qua các kinh mạch ở tai. Và có 1 điểm ở phần tai mà Đông y gọi đó là “rãnh sau tai”. Vị trí của rãnh này là ở mặt sau của tai, từ trên đỉnh của rãnh xiên xuống có một hõm sâu ở phía dưới.
Vị trí này đại diện cho kinh mạch làm ổn định huyết áp, cho nên nó còn được gọi là “rãnh huyết áp”.
Cách xoa bóp bấm huyệt chữa cao huyết áp
- Đầu tiên bạn sử dụng ngón cái và ngón trỏ để cầm 2 vành tai rồi vuốt chiều từ trên xuống dưới ở vị trí rãnh huyết áp.
- Bạn xoa bóp rãnh sau tai khoảng tầm 90 lần/phút từ 5 đến 6 phút cho tới lúc tai đỏ và nóng lên.
- Tiếp đến xoa bóp thêm ở vùng xoắn uốn cong sau vành tay thêm khoảng 5-6 phút nữa, tương đương với 90 lần vuốt/phút.
- Áp dụng với người bệnh hơi nặng một chút thì phải vuốt cọ xát mặt sau của tai với tốc độ nhanh hơn, khoảng 120 lần/phút.
- Lưu ý là nếu bệnh nặng thì sẽ xoa vuốt nhanh tay hơn, thậm chí khẩn cấp có thể dùng tần suất nhanh hơn tầm 180 lần/phút.
Những lưu ý cần nhớ
- Bệnh nhân cao huyết áp cần đặc biệt chú ý khi mát xa rãnh huyết áp trên vành tai thì không được mát xa sâu xuống cuống tai, vì nếu mát xa vào đáy vành tai sẽ có tác dụng ngược, làm tăng huyết áp.
- Bên cạnh những bài thuốc chữa cao huyết áp, ngoài mát xa, bệnh nhân huyết áp cũng cần chú ý tới việc thường xuyên đo huyết áp, điều chỉnh ăn uống, kiểm soát cân nặng, không ăn nhiều muối, tinh thần lạc quan.
- Chú ý làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, lịch sinh hoạt điều độ. Tăng cường thể dục, đi bộ, tập dưỡng sinh nhẹ nhàng.
- Ngoài ra, Đông y cũng có nhiều cách khác để có thể giúp bệnh nhân huyết áp tự mát xa để điều chỉnh tăng giảm.
2. Một số cách bấm huyệt chữa huyết áp cao khác
- Bấm huyệt trị cao huyết áp tại huyệt hạ huyết áp: Có một điểm nằm trên ngón chân cái, vị trí giao điểm giữa rãnh nối ngón chân cái và bàn chân chính là huyệt hạ huyết áp. Đây chính là vùng nhạy cảm nhất về huyết áp trên cơ thể, chỉ cần bạn bấm mạnh tay vào điểm này trong tầm 5 phút sẽ có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.
- Bấm huyệt chữa huyết áp cao tại khu phản xạ cổ: Vị trí tiếp theo giúp hạ huyết áp là vùng bên ngoài của ngón chân cái, còn gọi là khu phản xạ cổ, bạn nên ấn vào vị trí này trong 5 phút cũng có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.
- Bấm huyệt tại khoanh tròn trước cửa lỗ tai: Bấm vào vị trí khoanh tròn trước cửa lỗ tai trong 5 phút, có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả.
- Bấm huyệt chữa cao huyết áp tại điểm giao vùng tam giác: Bấm vào điểm giao vùng tam giác giữa ngón út, ngón đeo nhẫn và bàn tay trong vòng 5 phút cũng có tác dụng làm giảm huyết áp tốt.
Để có hiệu quả điều trị tốt, bạn nên coi bấm huyệt như 1 phương pháp kết hợp điều trị bằng thuốc. Người bệnh có thể bấm huyệt khi huyết áp của bạn rất cao. Vì thế bạn nên học cách bấm huyệt để có thể áp dụng cả khi huyết áp của bạn lên cao mà chưa kịp đến thầy thuốc và bệnh viện.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.