Nếu đang băn khoăn làm thế nào để chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ thì hãy tham khảo ngay những típ chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng dưới đây để cải thiện tình trạng này cho trẻ.
1. Các biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ
– Giai đoạn sớm: Ở giai đoạn đầu của suy dinh dưỡng, trẻ có biểu hiện đứng cân kéo dài tức là cân nặng không có sự thay đổi hoặc sụt cân một cách nhanh chóng.
– Giai đoạn toàn phát: Lúc này trẻ mệt mỏi, ít chơi, không hoạt bát, chán ăn hay quấy khóc, ít ngủ. Nếu xét về mặt thể chất thì thấy trẻ chậm biết đi, chậm biết bò hay chậm mọc răng…
Ở giai đoạn đầu của suy dinh dưỡng, trẻ có biểu hiện đứng cân
Các thể suy dinh dưỡng ở trẻ em: Suy dinh dưỡng ở trẻ em có 3 thể tiêu biểu: thể phù, thể teo đét và thể hỗn hợp.
– Thể phù: Trẻ có biểu hiện bị phù trắng, rối loạn sắc tố da, mềm toàn thân, chậm phát triển tâm thần, còi xương, thiếu máu, thiếu vitamin D, hạ can xi huyết,…
– Thể teo đét: Các bắp thịt teo đét, bị thiếu dinh dưỡng toàn bộ trẻ có vẻ bề ngoài giống như ông già.
– Thể hỗn hợp: Thể hỗn hợp này là kết hợp ở 2 thể trên cụ thể sau khi điều trị hết thể phù sẽ trở thành teo đét…
2. Những cách chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình
Nếu con ban bị suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình với một số dấu hiệu nổi bật như cân nặng còn 60 đến 80% so với tiêu chuẩn, trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa… thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách:
Đối với trẻ vẫn còn bú sữa mẹ, bạn cần xây dựng một chế độ ăn lấy sữa mẹ làm trung tâm. Nếu trẻ biếng ăn, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn và cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ hấp thu. Đồng thời, bạn cần theo dõi sát sao cân nặng và chiều cao của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng.
Đối với trẻ vẫn còn bú sữa mẹ, bạn cần xây dựng một chế độ ăn lấy sữa mẹ làm trung tâm
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ suy dinh dưỡng chưa cai sữa
Bạn lưu ý không nên cai sữa cho bé giữa chừng mà cần cho bé bú sữa mẹ cho đến khi bé được 18 – 24 tháng tuổi bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ trong khoảng thời gian này.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng đã cai sữa sau 1 tuổi, bên cạnh bữa ăn chính, bạn có thể bổ sung sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành, sữa giúp bé tăng cân trong các bữa phụ. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
Trẻ suy dinh dưỡng nặng thường xuyên bị mất nước, tiêu chảy, nôn trớ, thậm chí còn bị phù, lở loét ngoài da…nên cần được điều trị tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Về chế độ dinh dưỡng, bạn có thể bổ sung cho trẻ không bị mất nước hoặc bị mất nước nhưng đã phục hồi những thức ăn từ lỏng từ đặc với lượng đạm tăng dần, được chia thành nhiều bữa nhỏ. Đối với trẻ chưa cai sữa thì sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất dành cho bé.
Mẹ có thể bổ sung cho trẻ không bị mất nước những thức ăn từ lỏng từ đặc với lượng đạm tăng dần
Cho trẻ được ăn những món được chế biến từ lỏng đến đặc dần
Nếu trẻ uống sữa ngoài, bạn nên cho trẻ được uống bằng thìa, cốc để được đảm bảo vệ sinh hơn so với việc bú bình. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên bổ sung cho bé những vitamin và muối khoáng cần thiết như vitamin A, sắt, kali… theo sự chỉ định của bác sĩ.
Với những cách điều trị trẻ suy dinh dưỡng kể trên, hy vọng con bạn sẽ mau chóng phục hồi và phát triển khỏe mạnh!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.