Bệnh dị ứng là những phản ứng đặc dị của cơ thể khi tiếp xúc với những chất thông thường gây kích ứng hệ miễn dịch. Bệnh dị ứng có bị lây không và biểu hiện như thế nào?
1. Định nghĩa về bệnh dị ứng
Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những chất không gây hại. Các loại bệnh dị ứng thường gặp là:
- Sốc phản vệ: Là một phản ứng dị ứng nặng, có thể gây tử vong. Nó gây tổn thương đến nhiều bộ phận của cơ thể và có thể xuất hiện rất nhanh.
- Bệnh hen suyễn: Là một bệnh mãn tính làm viêm và hẹp đường dẫn khí của phổi, gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở, đau thắt ngực và ho.
- Viêm da dị ứng (chàm): Còn được gọi là bệnh chàm, là một tình trạng viêm da không lây nhiễm.
- Dị ứng do môi trường: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với một chất vô hại như phấn hoa hay lông thú.
- Dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một thực phẩm vô hại.
2. Những dấu hiệu của bệnh dị ứng là gì?
Các phần của cơ thể mà tiếp xúc với chất gây dị ứng đều ảnh hưởng đến sự biểu hiện của những triệu chứng. Ví dụ:
- Khi bạn hít vào một chất dị ứng thường sẽ gây nghẹt mũi, ngứa mũi và cổ họng, đờm, ho và thở khò khè.
- Khi mắt chạm phải chất dị ứng có thể gây ngứa, chảy nước mắt, đỏ, mắt sưng.
- Lọai thức ăn khiến bạn bị dị ứng có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, hoặc sốc phản vệ.
- Chất gây dị ứng chạm vào da có thể gây phát ban da, nổi mề đay, ngứa, mụn nước, hoặc lột da.
- Dị ứng thuốc thường liên quan đến toàn bộ cơ thể và có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bị dị ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Vậy bệnh dị ứng có lây không?
Có một vài yếu tố nguy cơ gây tăng khả năng mắc bệnh dị ứng như:
- Gia đình có người bị dị ứng hoặc hen suyễn. Nếu gia đình bạn có người bị những tình trạng trên, bạn sẽ có khả năng bị dị ứng.
- Trẻ em thường dễ bị dị ứng hơn người lớn, càng lớn các triệu chứng có thể giảm dần.
- Đã mắc các bệnh như hen suyễn hoặc dị ứng. Việc đã từng mắc các bệnh này sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao hơn.
Ngoài những yếu tố trên thì bệnh dị ứng hoàn toàn do các yếu tố như: di truyền, cơ địa và môi trường gây nên. Do vậy những người không bị bệnh nếu tiếp xúc với người bị bệnh dị ứng không cần phải lo lắng về tình trạng lây nhiễm. Dị ứng không hề lây nhưng bệnh có thể trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Thay vì lo lắng bệnh có lây không thì bạn nên chủ động tìm hiểu bệnh dị ứng cách điều trị hiệu quả để phòng ngừa tái phát.
Đọc xong bài viết này nếu bạn hay người thân lo lắng có thể mắc bệnh dị ứng do lây nhiễm thì cần dẹp bỏ ngay, thay vào đó hãy chủ động phòng ngừa điều trị bằng những phương pháp, thói quen chủ động . Hi vọng rằng những thông tin hữu ích đã phần nào giúp các bạn giải đáp thắc mắc bệnh dị ứng có bị lây không?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.