Trong dân gian có lưu truyền bài thuốc lá trầu không trị đau mắt đỏ. Nhưng điều này có đúng không? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và triệu chứng đau mắt đỏ
Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát tại Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Nguyên nhân có thể do thời tiết nắng nóng thất thường, không khí ô nhiễm cùng với bụi bẩn khiến cho các vi khuẩn, virus phát triển mạnh, gây viêm kết mạc, đỏ mắt,…
Triệu chứng của đau mắt đỏ bắt đầu là sốt nhẹ, đau họng, sau đó là có hiện tượng đỏ mắt 1 bên, mắt đóng ghèn. Nhiều người sẽ còn cảm thấy đau mắt, ngứa, mắt bị cộm.
Có nên dùng lá trầu không trị đau mắt đỏ không?
Khi bị đau mắt đỏ, rất ít người bệnh chịu đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và kê thuốc. Họ thường chọn cách ở nhà để bệnh tự khỏi hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian. Trong đó, có một mẹo là sử dụng lá trầu không trị đau mắt đỏ. Tuy nhiên không một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lá trầu không trị đau mắt đỏ hiệu quả.
Trong Đông y, lá trầu không là một vị thuốc có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Có lẽ, dựa vào đặc tính ấy mà nhiều người truyền tai nhau hiệu quả của lá trầu không trị đau mắt đỏ bằng cách xông hơi trực tiếp hoặc đắp nóng lên mắt. Khi đó, hơi nóng tinh dầu từ lá trầu không khiến người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm nên cho rằng có tác dụng chữa bệnh.
Thực tế, những cách làm nói trên không hề mang đến hiệu quả trị bệnh đau mắt đỏ mà còn gây ra những biến chứng nặng hơn. Chẳng hạn, hơi nóng trực tiếp từ việc xông lá trầu không có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc, thậm chí là nhiễm khuẩn nặng. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách để lại sẹo vĩnh viễn, nặng hơn chính là làm mất thị lực.
Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng lá trầu không trị đau mắt đỏ mà hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được tư vấn khám và có phương pháp điều trị hiệu quả khi có các dấu hiệu đau mắt đỏ.
Cần lưu ý những gì khi bị đau mắt đỏ?
Cần lưu ý những gì khi bị đau mắt đỏ là vấn đề không phải ai cũng biết nên người bệnh cần phải nắm rõ để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Tuyệt đối không được dùng tay để dụi mắt. Bởi hành vi này sẽ khiến mắt bị nhiễm khuẩn nặng hơn.
Một đặc tính của đau mắt đỏ là khả năng lây lan nhanh chóng. Nên khi biết bị đau mắt đỏ, người bệnh không nên đến các nơi công cộng đông người như bệnh viện, trường học,… Tuyệt đối không đi bơi vì không chỉ lây lan bệnh cho cộng đồng mà còn làm bệnh tình nặng hơn.
Nếu người bệnh dùng kháng sinh cần có toa thuốc của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc để điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, không nên ăn hải sản, gia vị cay nóng.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ với người đọc về mức độ không an toàn khi dùng lá trầu không trị đau mắt đỏ. Bởi nó có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc, xuất huyết dưới giác mạc. Nếu có bất cứ dấu hiệu đau mắt đỏ nào, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách, tránh tình trạng bệnh diễn biến xấu và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.