Nghiến răng khi ngủ là một tật khá phổ biến đối với cả người lớn và trẻ em. Vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống dẫn đến nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Chính vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân, tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ là một việc làm cần thiết khi mắc phải tật này.
Nghiến răng là tình trạng thường gặp ở khá nhiều người lớn lẫn trẻ nhỏ. Rất nhiều người cho rằng đây là một dạng tật và khó kiểm soát. Nghiến răng không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể gây một số biến chứng nghiêm trọng về răng miệng. Thực tế, việc khắc phục tình trạng này dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
1. Nghiến răng khi ngủ là gì?
Nghiến răng là tình trạng khi các răng ở hai hàm nghiến siết với nhau, xảy ra trong giấc ngủ nhưng cũng có thể xuất hiện khi thức, trong trạng thái cơ thể căng thẳng quá mức, tập trung, giận dữ…
Tật nghiến răng khi lực nghiến mạnh có thể tạo ra âm thanh ken két nghe rất khó chịu. Do đó, người có tật nghiến răng thường được phát hiện bởi người xung quanh. Ngoài ra, theo các chuyên gia, chúng ta cũng có thể có những biểu hiện:
- Trong má đau, bị tổn thương.
- Có cảm giác đau đầu hoặc đau tai.
- Răng bị sứt, mẻ, mòn, nứt hoặc lung lay.
- Mất men răng.
- Đau khi ăn nhai ở một bên mặt.
- Răng nhạy cảm hơn với thức ăn.
- Đau mỏi hàm, cổ hoặc mặt, cơ hàm kém linh hoạt.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ
Theo các chuyên gia, chứng nghiến răng khi ngủ có liên quan tới các yếu tố:
- Yếu tố thần kinh: Nghiến răng có thể liên quan đến yếu tố tâm lý và thần kinh như khi tinh thần căng thẳng tột độ, lo âu, tức giận, quá tập trung vào việc gì đó… Ngoài ra, tình trạng này thường gặp ở những người có tính cách hiếu thắng, dễ kích động.
- Yếu tố tuổi tác: Trẻ nhỏ thường dễ mắc hiện tượng này khi ngủ hơn người lớn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Nghiến răng cũng có thể do tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc an thần, chất kích thích.
- Bệnh khác: Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng như rối loạn tâm thần, Parkinson, mất trí nhớ, động kinh, trào ngược dạ dày thực quản, người bị lệch khớp cắn…
3. Các biến chứng do chứng bệnh này mang lại
Hầu hết các trường hợp nghiến răng không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên, nếu phớt lờ không can thiệp, về lâu dài, tình trạng này có thể gây nên một số biến chứng khó lường:
- Tổn thương răng và xương hàm.
- Răng phục hình dễ bị ảnh hưởng gây mòn, nứt, vỡ…
- Răng nhạy cảm hơn do mòn răng.
- Gây đau nhức tai, đau đầu, đau vùng hàm mặt.
- Rối loạn khớp thái dương hàm.
- Có thể gây biến dạng gương mặt.
4. Một số cách giúp bạn hạn chế được tật nghiến răng khi ngủ
Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine và cồn
Caffeine sẽ gây khó khăn trong việc thư giãn khi ngủ. Đồ uống có cồn làm cho giấc ngủ không sâu và dẫn đến hiện tượng nghiến răng.
Biện pháp đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ích cho cơ thể hơn là dùng nhiều thức ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống có gas.
Giảm mức độ căng thẳng
Một trong những nguyên nhân dẫn đến triệu chứng nghiến răng khi ngủ chính là stress. Bạn có thể giải tỏa stress bằng cách tập thể dục, thiền định, yoga…
Bổ sung canxi và magie
Cơ thể thiếu canxi và magie ảnh hưởng đến cơ và hệ thần kinh dẫn đến việc nghiến răng khi ngủ.
Thư giãn đúng cách trước khi ngủ
Uống trà thảo mộc, ví dụ như trà hoa cúc, xoa bóp cổ, vai và mặt trước khi ngủ giúp tâm trí cùng với cả cơ thể được thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn.
Dừng thói quen nhai những thứ không phải đồ ăn
Một số người có thói quen ngậm, nhai đầu bút hoặc những loại vật dụng khác. Điều này gây ra tật nhai không kiểm soát dẫn đến việc nghiến răng. Thói quen này còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào miệng, làm rối loạn hoạt động khoang miệng. Bạn có thể nhai kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà để thay đổi dần.
Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng
Ở các quầy nha khoa hoặc nhà thuốc có bán các dụng cụ y khoa giúp bạn khắc phục được thói quen nghiến răng khi ngủ. Thời gian đầu khó sử dụng nhưng sẽ phù hợp với những ai mắc tật nghiến răng trong khi ngủ.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị căn bệnh này dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân và giấc ngủ của người xung quanh. Ngoài ra, để giảm triệu chứng nghiến răng khi ngủ, bạn nên tuân thủ theo lối sống lành mạnh như tập thể dục thể thao, thực hiện ăn uống điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh căng thẳng stress.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin bổ ích về triệu chứng nghiến răng khi ngủ và có những biện pháp thăm khám hoặc khắc phục một cách hiệu quả nhất!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.