Bệnh nha chu gây nguy hiểm như thế nào?

Theo các nghiên cứu khoa học thì các trường hợp mất răng sớm sau tuổi 35 phần lớn nguyên nhân chính là viêm nha chu. Bệnh nha chu cũng là một bệnh lý thường gặp ở người Việt Nam nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách.

Những triệu chứng tưởng chừng đơn giản như chảy máu khi chải răng, hôi miệng, răng lung lay nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến căn bệnh nha chu nguy hiểm với những biến chứng khôn lường.

1. Bệnh nha chu là gì?

Nha là răng và chu là chu vi xung quanh răng. Viêm nha chu (viêm lợi giai đoạn nặng) là bệnh của các tổ chức xung quanh răng như nướu răng, xương ổ răng, dây chằng. Các triệu chứng như chảy máu chân răng, lợi sưng đỏ, hôi miệng hay răng bị lung lay, răng thưa dần sẽ xuất hiện khi tổ chức xung quanh này bị viêm.

Đây là bệnh khá phổ biến do chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng và không đi khám định kỳ, làm sạch răng thường xuyên. Lâu ngày khiến vôi răng hình thành bám nhiều vào thân răng và gây lên bệnh nha chu. Với đa số bệnh nhân, viêm nha chu thường xuất phát từ viêm nướu nặng chưa được điều trị dứt điểm. Người bệnh khi bị viêm nướu thường hay ỷ y, và cũng không quan tâm kỹ đến chuyện vệ sinh răng miệng.

Hai giai đoạn của bệnh nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu. Ở giai đoạn viêm nướu, nếu được điều trị kịp thời sẽ khỏi hẳn và có khả năng hồi phục. Khi mô liên kết nướu với răng bị phá hủy, nếu không được điều trị đúng cách có thể tiến triển sang viêm nha chu. 

2. Bệnh nha chu gây nguy hiểm như thế nào?

Ở giai đoạn đầu biểu hiện của bệnh chỉ là nướu bị sưng đỏ, vôi đóng ở cổ răng, dễ chảy máu khi đánh răng hay khi chạm mạnh. Giai đoạn này bạn chỉ cần đến phòng khám nha khoa để các bác sĩ lấy vôi răng thì nướu sẽ hết chảy máu và hồng hào trở lại.

Nếu giai đoạn viêm nướu không được điều trị sớm thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với những biểu hiện nướu tự chảy máu, sưng đỏ, có mủ, răng lung lay và bắt đầu di chuyển thưa ra, cảm thấy không bình thường khi ăn.

Răng bị nha chu sẽ sưng đỏ vùng nướu xung quanh răng, chảy máu khi có tác động

Nhiều trường hợp, do răng viêm tủy lâu ngày bị biến chứng nên dù bệnh nhân bị nha chu thường vẫn cần phải điều trị tủy. Trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc tê và bị các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… thuốc gây tê mới buộc phải thay bằng thuốc diệt tủy. Giai đoạn này gọi là nha chu viêm. 

Những bệnh nhân viêm nha chu không được điều trị có thể dẫn đến bệnh Áp xe nha chu. Áp xe nha chu là một nhiễm trùng cấp tính trong các mô tiếp giáp với túi nha chu, gây phá hủy nhanh chóng các dây chằng nha chu và xương ổ răng.

Bệnh áp xe nha chu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây phá hủy hoàn toàn xương ổ răng, răng gây các biến chứng nặng lên người bệnh như: mất răng, hoại tử mô… Nguy hiểm hơn nếu các ổ nhiễm trùng lan rộng có thể gây nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc bán cấp… đe dọa đến tính mạng người bệnh.

3. Điều trị bệnh nha chu thế nào?

Phòng ngừa nha chu

Khi bệnh chưa xảy ra, cần vệ sinh răng miệng với bàn chải và kem đánh răng đều đặn, kỹ lưỡng, thường xuyên hàng ngày sau mỗi bữa ăn, vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Giữ gìn lợi răng và răng được sạch sẽ để không có các mảng bám tích tụ trên răng, lợi răng; có thể xoa nắn lợi răng để giúp phòng tránh tình trạng bị viêm nhiễm.

Trong khi vệ sinh răng miệng, cần dùng thêm chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng, súc miệng hàng ngày với nước ấm pha muối loãng hay các loại nước súc miệng sát khuẩn giúp cho răng miệng được sạch sẽ, có mùi thơm.

Cạo vôi, đánh bóng

Giai đoạn đầu (viêm nướu) rất đơn giản và khả năng phục hồi cao. Bạn chỉ cần đến Nha khoa 1-2 lần hẹn để lấy vôi răng và đánh bóng mặt răng (đánh bóng mặt răng làm vôi răng lâu bám trở lại), bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần.

Cạo vôi và đánh bóng răng định kỳ để phòng ngừa bệnh nha chu

Phẫu thuật nha chu

Nếu giai đoạn viêm nướu không được điều trị thì sẽ chuyển sang giai đoạn nha chu viêm. Phẫu thuật nha chu là phương pháp điều trị tối ưu nhất khi bệnh bước vào giai đoạn nặng (nha chu viêm). Phẫu thuật nha chu để loại bỏ túi nha chu chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh rồi sau đó tiến hành các phương án phẫu thuật khác như: phẫu thuật tái tạo, cấy ghép mô mềm, làm dài thân răng,… nhằm lấy lại vẻ đẹp của răng.

Bệnh nha chu là bệnh lý nguy hiểm và gây nhiều bất tiện trong đời sống nhưng cách phòng ngừa lại rất đơn giản. Răng tóc là góc con người, vì vậy bạn nên bảo vệ hàm răng chắc khỏe của mình bằng cách vệ sinh răng miệng cẩn thận và thường xuyên nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *