Bệnh vảy nến hồng là gì và cách điều trị bệnh khi gặp phải

Bệnh vảy nến hồng là một trong những biểu hiện riêng điển hình của bệnh vảy nến nói chung. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến hồng là gì?

Khi mắc bệnh vảy nến hồng, lớp da trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những mảng vảy màu hồng cùng triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi. Vảy nến hồng từ đâu mà xuất hiện và làm thế nào để chữa bệnh một cách tốt nhất? Hãy đi tìm lời giải đáp cho hai vấn đề này bằng cách đọc những thông tin dưới đây.

1. Nguyên nhân của bệnh vảy nến hồng

Trong suốt những năm qua, căn nguyên chính xác của căn bệnh vảy nến hồng là gì vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên người ta vẫn tìm thấy một vài chủng herpes virus HHV6 và HHV7 trên những người đang phải chống chọi với bệnh vảy nến hồng. Hơn nữa, bệnh cũng có thể xuất hiện do tình trạng truyền nhiễm. Vì vậy, cần nhận diện sớm các dấu hiệu bệnh vảy nến để điều trị hiệu quả, điển hình có thể kể đến như:

– Xuất hiện mảng hồng ban rộng lớn, tróc vẩy ở vùng ngực, lưng, bụng…

– Có nhiều hồng ban xuất hiện tiếp theo khắp ngực, lưng, bụng hay có thể có thêm ở mặt, tứ chi.

2. Cách điều trị bệnh vảy nến hồng

Sau đây là một số lời khuyên dành cho những ai còn băn khoăn cách điều trị bệnh vảy nến hồng là gì hay bệnh vảy nến có chữa được không.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Trong đa số trường hợp, bệnh vẩy nền hồng có thể tự khỏi trong vòng 4-8 tuần mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, bác sĩ điều trị có thể chỉ định thuốc kháng virus (acyclovir, famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) để giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian lành bệnh xuống còn 1-2 tuần.

Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ có thể cho dùng thêm thuốc bôi:

  • Kem có Steroid: Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden… giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.
  • Kem làm bạt sừng, bong vảy: Polytar bar, SASTID bar, kem có salicylic.
  • Thuốc kháng histamines: Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist), Loratadine (Claritin).
  • Quang trị liệu: Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da, tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và không khí thoáng đãng. Tránh kích thích vùng da bị bệnh bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len.

Nếu xác định được rõ ràng lí do gây bệnh thì việc chữa trị sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Trường hợp các hồng ban thì có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết nhưng nếu bệnh nhân có da sẫm màu, thì các vị trí của sang thương khi mất đi có thể lưu lại các đốm nâu.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Nếu lo ngại về tác dụng phụ khi điều trị bệnh vảy bến hồng bằng phương pháp Tây trong thời gian dài, bệnh nhân có thể sử dụng phối hợp cả Tây y lẫn Đông y hoặc chỉ sử dụng các bài thuốc Đông y để đảm bảo độ an toàn và lành tính.

Khi chưa bệnh theo phương pháp này, bệnh nhân có thể lựa chọn giữa thuốc uống và thuốc bôi ngoài da để giảm các triệu chứng và thời gian kéo dài của bệnh.

  • Bài thuốc uống bao gồm thảo dược ô rô, tang diệp, phật phà… giúp giải nhiệt, mát gan, khử độc. Giúp các vết viên được tiêu đi, tránh tình trạng phù nề, úng nước trên da.
  • Bài thuốc bôi ngoài da bao gồm những loại thảo dược có chiết xuất từ nghệ vàng, trầu không… giúp da được tái tạo nhanh chóng, hạn chế tình trạng viêm da. Các vết ngứa được loại bỏ và làm lành nhanh chóng những tổn thương trên da.

Trên đây là một số giải đáp cho những ai còn thắc mắc bệnh vảy nến hồng là gì, nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Mỗi người hãy tự có cách phòng bệnh cho bản thân và đi khám định kỳ sáu tháng một lần.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *