Bệnh vảy nến ở móng tay và những bạn điều cần biết

Bệnh vảy nến ở móng tay thường mất thời gian điều trị lâu hơn các thể vảy nến khác vì tay thường phải hoạt động rất nhiều không thể giữ gìn khi điều trị.

Vảy nến là một bệnh lý ngoài da rất phổ biến tai Việt Nam hiện nay. Trong đó, bệnh vảy nến ở móng tay là một thể bệnh hay gặp nhất và có quá trình điều trị phức tạp nhất do tay phải hoạt động nhiều, khó kiêng khem. Bệnh này không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng lại mang đến rất nhiều ảnh hưởng đến công việc hoạt động hàng ngày, thêm vào đó gây mất thầm mỹ và đôi khi kéo đến những cơn đau rất khó chịu.

Triệu chứng bệnh vẩy nến ở móng tay

Bệnh vảy nến ở móng tay rất dễ được phát hiện bởi ngay từ đầu nó đa gây ra những tổn thương bất thường ở phần móng tay.

  • Móng tay chuyển màu sang vàng, xanh hoặc có thể nâu.
  • Xuất hiện những chấm đỏ hoặc chấm trăng dưới móng tay.
  • Móng tay hình thành các đường lằn, rãnh hoặc các vết rỗ trên bề mặt móng rất mất thầm mỹ.
  • Xuất hiện vảy trắng hoặc bạc dưới móng nhìn thấy được, bệnh nhân thường thấy đau vì lúc này, móng đã bị tách khỏi thịt.
  • Móng tay trở nên dày hơn bình thường.
  • Cảm giác móng tay bị lỏng lẻo như tách khỏi nền móng.

Những thay đổi khi mắc bệnh vảy nến ở móng tay gây ra khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày phải sử dụng tay.

Nguyên nhân mắc bệnh vảy nến ở móng tay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến ở móng tay

Bệnh vảy nến móng tay không phải là bệnh có thể lây nhiễm nên không lây lan từ người sang người. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở móng tay chưa được xác định rõ ràng, nhưng được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền, hệ miễn dịch và môi trường bên ngoài.

Nguyên nhân di truyền chiếm khoảng 40% trường hợp bệnh vảy nến do người thân có tiền sử mắc bệnh dù đã khỏi. Vì thế, nếu bố mẹ đều mắc bệnh vảy nến, nguy cơ con cái mắc bệnh này lên tới 75%.

Điều trị bệnh vảy nến ở móng tay

Phương pháp điều trị vảy nến móng tay tương tự như vảy nên các vùng khác

Cách điều trị bệnh vảy nến ở móng tay cũng tương tự như điều trị bệnh vảy nến da đầu, mặt hay chân. Nhưng móng tay thông thường mọc rất chậm nên sẽ mất nhiều thời gian mới quan sát được dấu hiệu cải thiện khi điều trị. Những biện pháp điều trị bệnh vảy nến ở móng tay được sử dụng nhiều nhất gồm có:

  • Rọi đèn: Tia cực tím được dùng để điều trị vảy nến da và có hiệu quả rất cao khi chữa trị bệnh vảy nến ở móng tay.
  • Điều trị toàn thân: Bác sĩ da liễu có thể kê đơn một số thuốc chuyên dụng như: acitretin,, methotrexate, cyclosporine.
  • Thuốc điều trị tăng cường hệ miễn dịch: Các loại thuốc hay được dùng là thuốc tiêm, truyền tĩnh mạch hay uống như Enbrel, Humira, Otezla, Remicade, Simponi hoặc Stelara.
  • Thuốc bôi: Đối với bệnh vảy nến ở móng tay, bác sĩ có thể sử dụng thuốc dạng bôi như corticosteroid, vitamin D, kem retinoid… mỗi ngày giống như sơn bình thường.
  • Tiêm corticosteroid: Tiêm vào bên dưới móng tay khoảng 2 – 9 tháng/ lần. Bác sĩ thường gây tê hoặc có các biện pháp để ức chế các dây thần kinh nhằm giảm đau.

Chẩn đoán bệnh vảy nến ở móng tay đa số dựa vào triệu chứng có thể dễ dàng quan sát được. Một số trường hợp, bác sĩ phải lấy sinh thiết da dưới móng tay nhằm xác định chính xác có phải mắc bệnh vảy nến ở móng tay hay không.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *