Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh cúm A/H1N1

Các biểu hiện và triệu chứng của cúm A/H1N1 thường khá giống với các triệu chứng của cúm thông thường theo mùa. Do đó, bạn phải nắm rõ và phân biệt triệu chứng virus cúm A/H1N1 để có hướng xử lý và phòng ngừa sốt virus cúm A gây ra.

Cúm A (H1N1 từng được gọi là “cúm lợn”) là một loại virus cúm mới. Loại virus này lây từ người sang người, giống như cách virus cúm thông thường theo mùa lây truyền.

Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh cúm A/H1N1?

Trong điều kiện bình thường, virus này có thể tồn tại từ 24 tới 48 giờ trên các bề mặt đồ dùng như tay vịn cầu thang, bàn ghế… và từ 8 đến 12 giờ trên quần áo, khoảng 5 phút trên lòng bàn tay. Trong môi trường nước, virus cúm A/H1N1 có thể sống sót đến 4 ngày ở nhiệt độ phòng và 30 ngày ở 0 độ C.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các đồ dùng chứa nước bọt hay dịch tiết của người bệnh. Nó không chỉ tấn công vào các tế bào của hệ hô hấp mà cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào phổi, gây viêm phổi và thậm chí là tử vong.

Bộ Y tế thông cáo rằng cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và có khả năng lây nhiễm cao trên diện rộng. Cho nên việc mọi người nắm bắt các biểu hiện và triệu chứng sẽ giúp người bệnh chủ động điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.

Cũng tương tự như những bệnh cúm mùa thông thường khác, khi bị nhiễm virus, bệnh có các biểu hiện và triệu chứng cúm A/H1N1 như sau:

  • Sốt kèm cảm giác ớn lạnh và sốt trên 38 độ C.
  • Nhức đầu, chóng mặt, đau nhức cơ, mệt mỏi, ăn không ngon, toàn cơ thể suy nhược.
  • Đau rát họng, viêm họng, ho khan, khó thở.
  • Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Có thể kèm tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.
Biểu hiện và triệu chứng cúm A/H1N1 bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi

Như đã nói, cúm A/H1N1 có biểu hiện giống với triệu chứng cúm thông thường, chỉ có thể phát hiện bệnh bằng cách xét nghiệm dịch mũi họng tại các cơ sở y tế.

Cách nhận biết triệu chứng cúm A/H1N1 với các bệnh cúm khác

Mặc dù bệnh cúm virus A thường bị nhầm lẫn với các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, và các loại cúm khác, tuy nhiên, triệu chứng cúm A/H1N1 lại nghiêm trọng hơn.

Sau khoảng 2 ngày bị nhiễm virus và ủ bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng A/H1N1 ban đầu nêu trên. Trong 5 ngày tiếp theo thì các triệu chứng khác sẽ biến mất, nhưng cơ thể người bệnh vẫn còn mệt mỏi và cơn ho vẫn còn dai dẳng.

Sau đó, những triệu chứng nêu ở trên sẽ tự khỏi và biến mất hoàn toàn từ 1 – 2 tuần. Đó là biểu hiện của bệnh cúm nhẹ và chưa xuất hiện biến chứng.

Ở những bệnh nhân bị cúm nặng, hoặc các đối tượng nguy cơ như trẻ nhỏ, thai phụ, người già và bệnh nhân mãn tính, triệu chứng cúm A/H1N1 có thể diễn biến nặng hơn và gây ra các biến chứng như:

  • Phổi có dấu hiệu tổn thương bằng việc xuất hiện suy hô hấp như khó thở hoặc thở nhanh.
  • Người bệnh xuất hiện một số biến chứng thứ phát như: viêm phổi, viêm xoang do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.
  • Còn với những người vốn có bệnh mãn tính như tim mạch, máu, gan, thận thì bệnh có thể tiến triển nặng hơn.

Biện pháp phòng ngừa virus cúm A

Virus cúm A có thể sống lâu trong môi trường nên mọi người cần chủ động thực hiện những điều sau để phòng tránh bệnh:

Đeo khẩu trang Y tế khi ra ngoài, nhất là tới những nơi tập trung đông người.

Tăng cường vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên như rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các bề mặt như nắm cửa, tay vịn bàn ghế…

  • Đeo khẩu trang Y tế khi ra ngoài, nhất là tới những nơi tập trung đông người.
  • Giữ nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, nên thường xuyên lau chùi, sử dụng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C nhằm giảm nguy cơ nhiễm virus.
  • Theo dõi và khám sức khỏe định kì, lưu ý đặc biệt tới những biểu hiện cúm và thực hiện thăm khám kịp thời.
  • Khi xác định đã nhiễm cúm thì chủ động cách ly và báo cho cơ quan làm việc, học tập và các cơ sở y tế.
  • Tiêm vacxine cúm ngừa bệnh.

Hiện nay, để ngừa bệnh cúm A/H1N1 thì tiêm vacxine cúm là cách hữu hiệu. Hiện nay, trên khắp cả nước đều triển khai dịch vụ tiêm vacxine ngừa cúm dành cho trẻ em (từ 6 tháng tuổi trở lên) và người lớn.

Để đạt hiệu quả cao nhất, cả trẻ em và người lớn cần đi tiêm đúng lịch và tiêm đủ số mũi, đặc biệt là mũi nhắc lại. Vacxine cúm cần được tiêm phòng định kì hằng năm do virus có thể biến đổi.

Sau khi tiêm khoảng 2 – 3 tuần, vắc xin sẽ tạo kháng thể để giúp cơ thể phòng ngừa các triệu chứng virus cúm A/H1N1 gây ra. Vacxine duy trì tác dụng trong khoảng 6 – 12 tháng. Do đó, bạn hãy chủ động tiêm phòng hằng năm vì các chủng virus có thể sẽ biến đổi và lây truyền với tốc độ rất nhanh.

Trong trường hợp người bệnh đã bị nhiễm virus cúm và tiêm vacxine thì sau khi tiêm vẫn có khả năng bị bệnh cúm.

Để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất không chỉ nắm kiến thức các biểu hiện và triệu chứng của bệnh cúm mà cả trẻ em và người lớn cần nhớ tiêm đúng lịch và tiêm đủ mũi, cả mũi nhắc lại nữa nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *