Tới thời điểm hiện tại, tại Việt Nam vẫn chưa có vắc xin để phòng bệnh đau mắt đỏ. Bệnh này cũng chưa có loại thuốc để điều trị đặc hiệu và bệnh nhân đã từng đau mắt đỏ vẫn có thể bị tái nhiễm sau vài tháng khỏi bệnh. Vậy cách phòng đau mắt đỏ lây sang mắt còn lại như thế nào?
1. Đối tượng dễ bị đau mắt đỏ là ai?
Lứa tuổi trẻ em thường nhạy cảm với hầu hết các virus nói chung. Chính vì thế, trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ. Và ngược lại, đối với người già thì khả năng nhiễm bệnh lại thấp hơn, do mô kết mạc đã xơ và lão hóa nên không phù hợp để virus phát triển.
2. Dịch đau mắt đỏ thường xuất hiện vào thời điểm nào trong năm?
Trong thời tiết khí hậu nóng nực, có độ ẩm cao thì bệnh đau mắt đỏ càng phát triển mạnh hơn. Chính vì thế, dạng thời tiết mùa nóng hoặc mùa mưa bão từ tháng 7 đến tháng 9 thường là đỉnh điểm của mùa dịch.
Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.
3. Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Bệnh lây qua 3 đường chính: hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng.
4. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ?
Đau mắt đỏ dễ nhận biết bởi:
– Một số triệu chứng đầu tiên: sốt nhẹ, bị gai rét, cảm giác đau họng, có thể nổi hạch dưới cằm hay trước tai.
– Bệnh đau mắt đỏ phát ra trong 5 đến 7 ngày: đỏ mắt, ra nhiều gỉ mắt, cảm giác nổi cộm rát, vướng mắt nhưng không làm giảm thị lực ngoại trừ khi có biến chứng, bệnh này sẽ nhanh chóng lan sang bên mắt còn lại.
– Giai đoạn đau mắt đỏ lui bệnh trong 5 ngày: các triệu chứng thoái biến, mắt trắng dần ra.
5. Đau mắt đỏ lây sang mắt còn lại?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đau mắt đỏ đó là do virus Adenovirus, hay do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch.
6. Cách phòng đau mắt đỏ lây sang mắt còn lại
Bệnh nhân đau mắt đỏ phải nhỏ nước muối sinh lý hay là nước mắt nhân tạo có độ nhớt thấp được khuyến khích dùng rộng rãi tốt trong việc điều trị và phòng chống bệnh đau mắt đỏ. Các loại kháng sinh và kháng sinh có trộn corticosteroid giúp giảm tiết gỉ mắt, mang lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân, rút ngắn khoảng thời gian chữa trị.
Một nghiên cứu từ tạp chí nhãn khoa của nước Anh đã chứng minh khi dùng Dexamethasone để nhỏ mắt trong khoảng từ 5-7 ngày sẽ giúp giảm thời gian điều trị đi đáng kể.
Bệnh nhân khi phát hiện bị đau mắt đỏ cần phải nghỉ học hoặc nghỉ làm và hạn chế tới chỗ đông người trong tầm 5-7 ngày. Cần đảm bảo trong mùa dịch đau mắt đỏ mọi người phải rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, thường xuyên tra nước muối để rửa mắt, hay vệ sinh sát trùng vật dụng chung sạch sẽ…
Đau mắt đỏ không những khiến thiệt hại cả về mặt tài chính hay thời gian và sức khỏe của bệnh nhân mà còn gây lo lắng, phiền hà và dễ lây nhiễm cho người thân, gia đình, cộng đồng. Để ngăn chặn đau mắt đỏ lây sang mắt còn lại và cho người thân thì bệnh nhân phải phát hiện sớm để thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.