Mách bạn: Cách phòng tránh bệnh gout

Bệnh gout gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do vậy, nhận biết những cách phòng tránh bệnh gout là cách tốt nhất để bạn không phải đối mặt với căn bệnh này.

Bệnh gout gây nhiều trở ngại cũng như phiền toái cho người mắc bệnh. Vì thế phòng bệnh hơn là chữa bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu về gout và cách phòng tránh bệnh gout nhé!

1. Khái niệm về bệnh Gout

Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Mặc dù có thuốc mới điều trị bệnh gout nhưng bệnh gout vẫn là một căn bệnh nan giải, mang lại nỗi đau đớn và tiêu tốn nhiều tiền bạc để chạy chữa cho các bệnh nhân.

Những biểu hiện của bệnh Gout:

  • Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
  • Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
  • Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận – tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.
  • Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lít.

2. Mách bạn: Cách phòng tránh bệnh gout

Đối với các bệnh nhân chưa mắc bệnh gout cần tìm hiểu cách phòng tránh bệnh gout. Dựa vào nguyên nhân bệnh sinh, các yếu tố nguy cơ của gout mà có các cách phòng bệnh gout như sau:

Chế độ ăn để phòng bệnh gout

Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin: Purin vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin. Điều này giúp giảm lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác.

Các thực phẩm cần hạn chế là phủ tạng động vật. Có thể kể đến như gan, lòng, cật, tim, tiết. Thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin.

Ngoài ra, bạn cần tránh nấm và một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu hạt các loại.

Tránh rượu bia, chất kích thích

Cách phòng tránh bệnh gout mà bạn phải nhớ: hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích. Vì những đồ uống này có thể làm suy giảm chức năng gan thận, dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Tuyệt đối không nên nhịn đói

Nhịn đói, nhất là nhịn đói lâu ngày có thể làm nồng độ acid urid trong máu tăng cao. Do vậy nên ăn đủ bữa trong ngày theo đúng giờ giấc nhất định, tránh bỏ bữa là cách phòng tránh bệnh gout mà bạn phải nhớ.

Duy trì cân nặng hợp lý

Bởi vì béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh gout cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân chính là cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả.

Bởi nếu thừa cân để giảm lượng acid urid trong máu và giảm sức nặng chịu đựng của các khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra có sự liên quan mật thiết giữa lượng acid uric tỉ lệ thuận với mức độ béo và chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm. Do đó nguy cơ mắc bệnh gout cũng ít đi.

Giảm cân đối với những người thừa cân béo phì là một mục tiêu quan trọng cần đặt ra để phòng tránh bệnh gout. Tuy nhiên không nên ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt lại gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi:

Để bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vừa giúp tăng cường miễn dịch vừa phòng ngừa nguy cơ bệnh gout hiệu quả.

Tăng cường ăn rau quả xanh để phòng ngừa bệnh gout

Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp

Thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Lưu ý không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương cơ xương khớp, làm tăng lượng acid uric giải phóng ra. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với tình hình sức khỏe và bệnh lý đang mắc.

Khám và điều trị bệnh tim mạch, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường nếu có

Bởi vì bệnh gout có liên quan mật thiết với một số bệnh khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Nếu quản lý tốt các bệnh lý này có thể giảm thiểu nguy cơ xuất hiện bệnh gout cho người bệnh.

Khi cần dùng các thuốc như thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, thuốc aspirin… cần tuân theo chỉ dẫn liều lượng của bác sĩ. Vì các thuốc này có thể khởi phát một cơn gout.

Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tình thần thoải mái vui vẻ

Cách phòng tránh bệnh gout là bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, buồn phiền, suy nghĩ nhiều… vì có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Phòng cơn gout cấp bằng colchicin trong các trường hợp có nguy cơ

Khi một người gặp các tình trạng như chấn thương, phẫu thuật, nhiễm khuẩn, stress… có thể là yếu tố nguy cơ khởi phát một cơn gout cấp xuất hiện. Trong các trường hợp này colchicin có thể được dùng để dự phòng diễn biến xấu xảy ra.

Phòng cơn gout cấp và tránh chuyển sang giai đoạn mạn tính theo chỉ định của bác sĩ nhé.

Như vậy, với việc trang bị các kiến thức về bệnh, về cách phòng tránh bệnh gout cùng với một lối sống khỏe mạnh bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout cho chính mình.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *